Một số đặc điểm nhận diện kiến trúc cổ điển

Ngày đăng:24/03/2023 14:45:33 Ngày sửa đổi:17/03/2024 01:30:28
Viết bởi: admin

Nói về phong cách thiết kế kiến trúc thì có lẽ cái tên đầu tiên nảy ra trong đầu mỗi người có lẽ là kiến trúc cổ điển. Có thể nói rằng trường phái thiết kế kiến trúc này là khởi nguồn cho sự ra đời của các trường phái thiết kế kiến trúc khác sau này.

Đối với các bạn nào muốn tìm hiểu về các phong cách thiết kế kiến trúc, hay chỉ đơn giản là tìm hiểu về một phong cách thiết kế kiến trúc nào đó thì có lẽ việc tìm hiểu về phong cách thiết kế kiến trúc cổ điển này là điều bắt buộc. Bài viết này mình sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nó, các bạn cùng đồng hành với mình nhé.

Khái niệm về kiến trúc cổ điển:

Đây là một lối thiết kế kiến trúc của người Hy Lạp và La Mã cổ đại, họ tự đặt cho mình một bộ quy tắc thiết kế và các thiết kế của họ sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt bộ quy tắc này.

Phong cách thiết kế này sau đó lan truyền rộng ra các nước châu âu từ thời phục hưng cho đến chiến tranh thế giới thứ II.

Tên gọi cổ điển được đặt cho lối thiết kế kiến trúc này có thể hiểu nó theo một cách thô thiển là:

Cổ điển = công trình cổ + điển hình

Bộ quy tắc dùng trong kiến trúc cổ điển bao gồm những là gì?

Không có tài liệu nào ghi lại bộ quy tắc thiết kế kiến trúc của trường phái kiến trúc cổ điển. Nhưng dựa vào những công trình còn sót lại từ xa xưa và các tài liệu khảo cổ học kiến trúc, chúng ta có thể mường tượng về bộ quy tắc trong thiết kế trúc cổ điển bao gồm những quy tắc sau:

1. Tính đối xứng và cân bằng của công trình cũng như của từng bộ phận trong công trình đó.

2. Tính lặp lại, nhắc lại của hình khối và các chi tiết tiểu tiết.

3. Quy tắc về hệ thức cột của công trình.

4. Tính trang trí nghệ thuật.

- Đắp hoa văn, phù điêu.

+ Hoa văn: là các hình vẽ một cái gì đó thường là hình hoa lá cành, mẫu văn tự, hoặc một thứ gì đó thuộc về thế giới tự nhiên.

+ Phù điêu: là hình phù hiệu, hình người, hình con vật, linh vật (phù điêu = phù hiệu + điêu khắc -> tương đương với nghệ thuật điêu khác phù hiệu trên gỗ, nhưng trường hợp này là nghệ thuật điêu khắc trên vữa xây).

- Tạo các đường cong trên các hình khối: mái vòm, cửa vòm, ...

5. Không được phép để các khoảng trống trên các mặt của mỗi khối hình trong công trình.

- Các mảng tường rộng sẽ được đắp hoa văn hoặc tạo lõm ở giữa.

- Các cột cao sẽ phải có các đường phào hoặc chỉ chạy dọc theo thân cột, tức là cột không được trơn nhẵn từ đầu cột đến cuối cột.

6. Quy định về màu sắc.

- Thường chỉ dùng 1 màu hoặc 2 màu, nếu dùng 2 màu thì là 2 màu trong hai tông màu sáng tối khác biệt. Tức là không được màu mè quá mức.

7. Quy cách về thiết kế mặt tiền.

- Công trình sẽ luôn được thiết kế 4 mặt tiền, không thể khác được. Các mặt tiền này có mức độ thiết kế gần như là như nhau, không ưu tiên thiết kế một mặt tiền nào cả.

Những thiết kế công trình không đáp ứng được các nguyên tắc thiết kế trên thì sẽ không được chấp nhận, người thiết kế được coi như là không biết thiết kế và có thể được miễn thiết kế. Chính vì vậy các nhà thiết kế kiến trúc của Hy Lạp và La Mã cổ đại đều phải bắt buộc tuân thiết các nguyên tắc thiết kế này.

Hình ảnh kiểm nghiệm các quy tắc trong thiết kế kiến trúc cổ điển

Hình ảnh giúp bạn kiểm nghiệm lại các quy tắc trong thiết kế kiến trúc cổ điển.

Cách nhận biết một công trình là được thiết kế kiến trúc theo phong cách cổ điển:

1. Công trình có 4 mặt tiền, các hình khối là đối xứng theo trục giữa của công trình.

- Hình ảnh trên đầu minh họa cho cả phần thiết kế 4 mặt tiền và tính đối xứng của các hình khối về 2 bên của công trình.

2. Các hình khối của công trình có tính lặp lại, hoa văn họa tiết đắp nổi có tính lặp lại hoặc đối xứng.

- Hình ảnh minh họa ở trên đầu cũng minh họa được cả tính lặp lại và họa tiết đắp nổi, tuy nhiên nó không rõ ràng lắm. Nhưng vì bài viết không được đăng quá nhiều ảnh, nên mình cũng phải hạn chế để dùng ảnh cho phần minh họa khác.

- Đối với các công trình có chiều dài lớn, các sẽ rất dễ dàng nhận ra điều này vì nó gần như là cảm giác đầu tiên đập vào mắt bạn vậy.

3. Trước mỗi mặt tiền của công trình là một hàng cột với rất nhiều cột được đặt thẳng hàng.

- Trong ảnh minh họa ở trên đầu thì không có hàng cột nào chạy dọc phía trước mặt tiền, thay vào đó là các cột của sảnh và các cột giả ốp tường. Điều này khiến bạn hơi khó nhận ra, đây là bởi vì đây là công trình có kiến trúc cổ điển nhưng được xây dựng ở hiện tại (không phải công trình cổ xưa, nên có chút cải biên nhẹ nhàng). Nhưng không sao, mình đã giúp các bạn nhận ra rồi.

4. Các cột của công trình là cột tròn, chân cột có đế, đầu cột có đắp phù điêu.

Hình ảnh các hệ thức cột trong kiến trúc cổ điển

- Trên ảnh là các hệ thức cột thường dùng trong kiến trúc cổ điển.

- Các thiết kế cột tròn với hoa văn phù điêu ở đầu cột là một đặc trưng của kiến trúc cổ điển.

5. Mái vòm.

- Mái vòm là một đặc điểm quan trọng giúp phân biệt kiến trúc này với kiến trúc tân cổ điển.

- Đối với kiến trúc cổ điển kiểu pháp thì mái vòm sẽ có thêm chóp nhọn như để thể hiện uy quyền của hoàng gia.

6. Các cửa hình bán nguyệt, hai cửa có thể có đắp giả cột hoặc đáp phào nổi, trên cửa sẽ là đắp hoa văn nổi hoặc phào nổi hình bán nguyệt.

Hình ảnh hoa văn phù điêu trong kiến trúc cổ điển

7. Có nhiều hoa văn phù điêu được đắp nổi.

- Các hoa văn phù điêu thường được đắp trong các chi tiết có tính đối xứng, đầu mỗi cột, xunh quanh viền của các cửa (cả cửa sổ và cửa đi), mép mỗi tường (trong kiến trúc hiện đại thì các mép tường này thường là các đường phào chỉ hoặc làm phẳng không có gì).

Bài viết tiếp theo cũng khá hấp dẫn và các bạn cũng nên đọc, đây là bài viết về kiến trúc tân cổ điển. Khi các bạn tìm hiểu về kiến trúc cổ điển thì các bạn cũng phải tìm hiểu cả kiến trúc tân cổ điển và ngược lại, vì điều này sẽ giúp các bạn hiểu hơn khi mà hai loại kiến trúc này có liên quan với nhau.

Lời kết:

Trên đây chỉ là một số đặc điểm đặc trưng để giúp các bạn nhận ra một công trình có phải được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển hay không thôi. Nếu công trình có tất cả các đặc điểm như trên thì các bạn có thể khẳng định luôn là công trình đó được thiết kế theo phong cách cổ điển.

Nhưng nếu công trình chỉ có một số đặc điểm như trên thì các bạn nên khoan kết luận kiến trúc của công trình đó có phải cổ điển hay không, điều này là bởi vì chúng ta còn có các phong cách kiến trúc khác như là kiến trúc tân cổ điển hay kiến trúc bán cổ điển. Các phong cách kiến trúc này nó cũng kế thừa các đặc điểm của kiến trúc cổ điển, nên nó cũng mang một số đặc trưng của kiến trúc cổ điển.

Ngoài ra ngày nay có một số công trình mà được thiết kế theo lối kiến trúc cổ điển, nhưng người thiết kế cố gắng cải biên một số phần. Đối với các thiết kế theo kiểu cải biên từ kiến trúc cổ điển tốt thì nó sẽ thành kiến trúc tân cổ điển, kiến trúc bán cổ điển hay cổ điển hiện đại. Nhưng nếu việc cải biên không tốt thì nó không thành cái kiến trúc gì cả. Bạn gọi nó là cổ điển hay tân cổ điển hay bán cổ điển hay cổ điển hiện đại đều không đúng. Khi này có lẽ nên gọi nó là cổ điển lỗi hoặc tân cổ điển lỗi hoặc bán cổ điển lỗi hoặc là cổ điển hiện đại lỗi.

Theo dõi
Bình luận
Chưa có bình luận nào