Giám sát an toàn lao động và vệ sinh môi trường của đơn vị thi công công trình

Ngày đăng:08/07/2024 17:07:43 Ngày sửa đổi:08/07/2024 20:30:47
Viết bởi: admin

Khi giám sát thi công một công trình xây dựng, các bạn sẽ phải thực hiện nhiều công tác giám sát khác nhau đối với đơn vị thi công. Các công tác giám sát này đều có các quy định trong các thông tư của Bộ xây dựng.

Một trong những công tác giám sát mà các bạn phải thực hiện, đó là công việc giám sát giải pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của đơn vị thi công. Bài viết này chính là bàn về vấn đề này.

Nếu các bạn làm giám sát thi công công trình xây dựng, thì sẽ phải lập ra một bản thuyết minh về quy trình giám sát thi công cho công trình xây dựng đó. Trong bản thuyết minh quy trình giám sát thi công công trình sẽ bao gồm nhiều vấn đề về giám sát thi công cho công trình, như là:

- Giám sát thi công cọc khoan nhồi.

- Giám sát thi công phần móng.

- Giám sát thi công phần cột.

- Giám sát thi công dầm sàn.

- Giám sát thi công cầu thang.

- Giám sát công tác xây tường.

- Giám sát công tác thi công hoàn thiện.

Vẫn còn nhiều công tác giám sát thi công khác nữa, tùy vào công trình cụ thể. Mỗi công tác giám sát này thì các bạn đều phải viết thuyết minh cho nó nếu các bạn làm bên công ty giám sát xây dựng. Trong số các công tác giám sát thi công xây dựng cho một công trình thì có một công tác giám sát mà tất cả các công trình đều phải thực hiện, đó là công tác giám sát việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của đơn vị thi công công trình.

Bài viết này sẽ giúp các bạn viết được thuyết minh cho công tác giám sát đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường khi thi công công trình. Công tác này cũng bao gồm nhiều vấn đề và sẽ được chia riêng ra thành từng mục riêng. Bên dưới là toàn bộ nội dung của công tác giám sát.

---***----------------------

1. Giám sát giải pháp đảm bảo an toàn lao động:

Giám sát biện pháp an toàn về trang thiết bị, máy móc:

- Những máy móc, thiết bị đều phải được kiểm tra hoạt động trước khi đưa vào thi công và có bảng nội quy, quy trình sử dụng máy. TVGS yêu cầu đơn vị thi công cử cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn điều hành máy. Máy móc phải được neo giữ cẩn thận để phòng mưa to gió lớn và bão. Có thiết bị chống sét chung cho người và máy móc trong thời gian tổ chức thi công.

- Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe máy thiết bị, giàn giáo và trang bị phòng hộ lao động đảm bảo an toàn mới được tổ chức thi công. Khi thi công vào ban đêm phải đảm bảo đủ độ sáng.

- Khi dùng máy vận thăng, trước mỗi đợt phải thử tải. Cho tời treo vật nặng khoảng 500 kg kéo lên cao 10 m trong 5 phút hạ xuống. Kiểm tra lại các mối hàn, bulông, phanh đảm bảo an toàn mới được sử dụng.

Đối với máy trộn bêtông, trộn vữa: Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới được vận hành máy trộn. Khi vận hành phải chú ý những điểm sau đây:

- Kiểm tra sự đứng vững và ổn định của máy trộn.

- Kiểm tra hệ thống điện từ lưới vào cầu giao, môtô tiếp đất.

- Kiểm tra sự ăn khớp của bánh răng và rải xích bôi trơn các ổ lăn. Kiểm tra an toàn của phanh tời cáp.

- Vận hành thử không tải.

- Khi máy ngừng làm việc hoặc chờ sửa chữa phải làm vệ sinh thùng trục cho sạch sẽ. Trước khi nghỉ phải tắt điện khỏi máy, hạ thùng cấp vật liệu xuống vị trí an toàn.

Đối với máy đầm: Chỉ những người được giao nhiệm vụ mới vận hành máy đầm bêtông. Khi vận hành phải chú ý những điểm sau đây:

- Kiểm tra đường dây điện từ lưới đến máy đầm.

- Đóng cầu giao xong mới được mở máy, thấy máy rung làm việc mới đưa chày vào bêtông. Không để phần chày ngập sâu quá trong bêtông quá 3/4 chiều dài của chày, khi động cơ ngừng làm việc, phải rút ngay đầu chày ra khỏi bêtông.

- Không để vật nặng đè lên vòi đầm, bán kính cong của vòi đầm <40cm và không được uốn cong nhiều đoạn.

Đối với xe vận tải chuyển vật liệu bàn thành phẩm:

- Công nhân điều khiển xe tải chuyên dùng phải tuân theo luật lệ giao thông hiện hành, hết sức chú ý khi xe chạy trên đường cắt qua đường sắt, xe kéo moóc phải đặc biệt lưu ý khi đi qua các nút giao thông phải quan sát kỹ trước, sau khi đi qua các nút giao thông (đặc biệt chú ý khi qua đường sắt).

2. Giám sát biện pháp an toàn cho công nhân thi công:

Tất cả các công nhân kỹ thuật đều phải được kiểm tra sức khoẻ học tập an toàn lao động và đăng ký cá nhân về thực hiện an toàn lao động trước khi vào làm việc. Công nhân phải được kiểm tra tay nghề để phân công nhiệm vụ phù hợp với công việc. Những người chưa qua đào tạo không được vận hành máy móc thiết bị.

Không uống rượu bia trong giờ làm việc, công nhân làm việc trên giáo cao phải đeo dây an toàn, đội mũ cứng, không được dùng các loại dép không có quai hậu, đế trơn. Không được chạy nhảy cười đùa trên giàn giáo, không được ngồi trên thành lan can.

Giàn giáo xây trát bên ngoài phải được nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng và nhất thiết phải có hệ thống lan can an toàn. Các thiết bị thi công, hệ giàn giáo phải được neo giữ chắc chắn đề phòng bão lớn.

Phải có hệ thống ván giáo sàn và phủ bạt xung quanh công trình để tránh các vật liệu rơi từ trên cao xuống gây mất an toàn cho người bên dưới và tránh sự mất tập trung của công nhân đang thi công trên cao.

Tại hiện trường có các biển báo khẩu hiệu để nhắc nhở đề phòng tránh các trường hợp mất an toàn xảy ra. Bố trí một bộ phận sơ cứu tại hiện trường.

Yêu cầu đơn vị thi công thực hiện tốt khẩu hiệu "An toàn là bạn, tai nạn là thù" và "An toàn là hạnh phúc của mỗi người".

Khi có mưa to gió lớn hơn cấp 6, sương mù dày đặc thì không được phép làm việc trên giáo. Khi hết mưa bão phải kiểm tra lại giàn giáo rồi mới tiếp tục thi công. Tháo dỡ giàn giáo phải có sự chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Trước khi dỡ sàn phải dọn sạch vật liệu, dụng cụ trên mặt sàn. Các tấm sàn khung giáo khi dỡ không được phép lao từ trên cao xuống. Khi thi công ở độ cao từ 7 m trở lên bằng giàn giáo thì dọc toàn bộ chu vi công trình có lưới bảo vệ.

Đối với công nhân xây dựng không chuyên về điện phải được phổ biến để có một số an toàn về điện.

Thợ vận hành máy thi công dùng điện tại công trường phải được đào tạo và có kiểm tra không mắc các bệnh tim mạch, tai, mắt.

Trong quá trình thi công người sử dụng các loại máy móc cần được phổ biến đầy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành cụ thể như sau:

3. Giám sát biện pháp an toàn khi đổ và đầm bêtông:

Trước khi đổ bêtông cán bộ kỹ thuật kiểm tra lắp đặt ván khuôn, cốt thép cũng như tình trạng của giàn giáo và sàn công tác. Kiểm tra xong phải có biên bản xác nhận.

Khi thi công bêtông ở những bộ phận kết cấu có độ nghiêng từ 300 trở lên phải có dây neo buộc chắc chắn các thiết bị, công nhân phải có dây an toàn.

Dùng đầm rung để đầm bêtông phải:

- Nối đất vỏ đầm rung. Dùng dây bọc cách điện nối từ cầu giao đến động cơ điện.

- Làm sạch đầm rung lau khô và cuốn dây dẫn khi ngừng làm việc.

- Ngừng đầm rung từ 5 ữ7 phút sau mỗi lần làm việc từ 30ữ35 phút.

- Công nhân sử dụng máy phải được trang bị ủng cao su cách điện.

4. Giám sát biện pháp biện pháp an toàn khi bảo dưỡng bêtông:

Khi bảo dưỡng bờtụng phải dựng giàn giỏo hoặc thỏo dỡ. Khụng được đứng lờn cột chống cạnh của vỏn khuụn, khụng được dựng thang dựa vào cỏc bộ phận kết cấu bờtụng đang bảo dưỡng.

Bảo dưỡng bờtụng về ban đờm hoặc những bộ phận kết cấu bị che khuất phải cú đốn chiếu sỏng đầy đủ.

5. Giám sát biện pháp biện pháp an toàn khi tháo dỡ ván khuôn:

Chỉ được tiến hành tháo dỡ ván khuôn khi được cán bộ phụ trách công trình cho phép. Trước khi tháo dỡ ván khuôn phải quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu. Khi tháo ván khuôn nếu thấy có hiện tượng biến dạng của kết cấu phải dừng ngay việc tháo dỡ và báo cáo cho cán bộ phụ trách công trình biết.

Trong quá trình tháo dỡ ván khuôn phải theo trình tự hợp lý, phải luôn đề phòng giáo bị rơi hoặc kết cấu sụt xuống bất ngờ. Các bộ phận ván khuôn đã tháo dỡ phải được nhổ hết đinh và tập kết vào nơi quy định.

Công nhân thi công phải có mũ bảo hiểm để tránh vật rơi xuống.

Lực lượng lao động trực tiếp sẽ được điều động đến công trường xen kẽ vào các thời điểm cần thiết hợp lý theo yêu cầu tiến độ thi công.

Biện pháp an toàn khi lắp dựng cấu kiện lắp ghép:

- Thợ thi công lắp ráp phải được khám sức khoẻ định kỳ trước khi tham gia thi công. Phải được hướng dẫn về thao tác thắt buộc dây an toàn, buộc cáp, tháo cáp, di chuyển trên độ cao, sử dụng các công cụ khi làm việc trên cao.

- Tất cả cán bộ công nhân viên khi thi công trên công trường phải có đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động như: mũ, giầy, dây an toàn, phải có dây gió để dẫn hướng và ổn định kết cấu.

6. Biện pháp an toàn phòng cháy chữa cháy:

Để góp phần gìn giữ an ninh trật tự an toàn xã hội trong qúa trình thi công, đơn vị TVGS  chúng tôi đề ra một số biện pháp tổ chức cụ thể như sau:

- Thành lập ban chỉ huy PCCC do đồng chí chỉ huy công trường chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về các điều kiện an toàn trong khu vực công trường mà mình phụ trách.

- Thành lập đội PCCC nghiệp vụ được lựa chọn từ các công nhân tham gia thi công kết hợp với độ chữa cháy chuyên nghiệp của Nhà nước lực lượng này được tổ chức học tập huấn luyện nghiệp vụ cơ bản về công tác PCCC.

- Các bình chữa cháy được đặt tại những vị trí dễ xảy ra cháy nổ, đảm bảo dễ nhìn thấy dễ lấy. Các phương tiện trên được hướng dẫn sử dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên tham gia thi công trên công trường.

Nội quy PCCC đối với việc thi công trình. Tất cả cán bộ công nhân phải đề cao ý thức PCCC và phải thực hiện nghiêm túc các quy định sau đây:

- Chấp hành các quy chế, quy trình kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn về điện không để xảy ra chạm chập gây cháy.

- Không tự ý móc nối điện để dùng trong quá trình sử dụng các dây dẫn, phích cắm... phải báo cáo ban quản lý công trường để giải quyết.

- Tuyệt đối cấm đun nước bằng các dụng cụ điện tự tạo, cấm hút thuốc lá, thuốc lào, đun nấu trong khu vực thi công.

- Nguyên vật liệu dễ cháy phải được quản lý cẩn thận, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, có nội quy cụ thể.

- Ban chỉ huy PCCC công trường phải thường xuyên kiểm tra an toàn, kiểm tra các dụng cụ, phương tiện PCCC được trang bị.

- Khi xảy ra cháy mọi người phải dũng cảm nêu cao tinh thần trách nhiệm cứu người, cứu tài sản. Có ý thức bảo vệ hiện trường giúp cơ quan điều tra xác định nguyên nhân cháy.

- Cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC sẽ được khen thưởng, nếu để xảy ra cháy sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 

7. Biện pháp an toàn về điện:

Ngoài việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị dùng điện các đường điện dùng trong khu vực thi công phải đảm bảo các nhu cầu sau:

- Cầu dao tổng phải đặt ở vị trí thuận lợi có biển báo, có một cán bộ theo dõi riêng để phát hiện chập, cháy để ngắt mạch kịp thời.

- Các đường điện nối với thiết bị sử dụng phải dùng dây cáp cao su đi chân cột tạm hoặc chôn ngầm. Phần dây chôn ngầm qua đường xe chạy phải đặt trong ống kẽm chôn sâu 0,6m. Các đường điện chiếu sáng phục vụ sản xuất, bảo vệ phải đi trong dây bọc và thường xuyên được kiểm tra để chống dò điện. Trong quá trình hán nối cốt thép cọc, dầm, sàn phải tưới nước, cốp pha trước và sau khi hàn để chống cháy.

8. Phòng ngừa tai nạn khi cẩu chuyển:

Khi cẩu chuyển theo phương ngang phải nâng cấu kiện lên cao hơn các vật khác tối thiểu là 0,5m.

Khi chuyển những cấu kiện dài trên 6m, để giữ cho cấu kiện khỏi quay có thể dùng dây chão đường kính  25mm hay cáp thép nhỏ để buộc giằng giữ điều chỉnh. Nếu trọng lượng của cấu kiện xấp xỉ bằng trọng tải ở tầm với tương ứng của máy thì cần thử độ an toàn của cẩu bằng cách cẩu thử trước lên độ cao 10ữ20 cm.

Khi cẩu chuyển cấm tuyệt đối người bám vào hoặc ngồi, đứng trên cấu kiện, cũng như gá đặt bất kỳ vật gì ở trên đó nếu không buộc giữ chắc chắn.

Trong thời gian cẩu lắp cấu kiện khu vực nguy hiểm phải được rào ngăn và có tính hiệu biển báo đề phòng. Cấm mọi ngưòi đứng ở tầng dưới mà ở tầng trên đang tiến hành lắp ghép (trong mọi phân đoạn), cũng như ở trong khu vực di chuyển cấu kiện bằng máy cẩu. 

Cấm để cấu kiện lắp ghép treo lơ tửng trên không lúc nghỉ việc. 

Phòng ngừa cấu kiện đổ rơi trong lúc hạ đặt và điều chỉnh. Khi lắp đặt, chỉ khi nào cấu kiện đã hạ xuống thấp cách mốc đặt không quá 30 cm công nhân mới được đến gần để đón, đặt điều chỉnh vào vị trí thiết kế.

Để đề phòng bị đổ, rơi trong lúc điều chỉnh và cố định cấu kiện vào vị trí thiết kế phải chú ý những vấn đề sau: chỉ được tháo móc cẩu của cần cẩu khỏi cấu kiện khi đã lắp đặt xong, sau khi chúng đã được cố định chắc chắn.

Sau khi cấu kiện đã tháo khỏi móc cẩu, cấm tiến hành bất kỳ sự dịch chuyển nào nữa.

Để cố định tạm tời các cấu kiện đã đặt vào vị trí thiết kế phải dùng các công cụ cố định tạm phù hợp cho mỗi loại.

Phòng ngừa công nhân lắp ghép bị ngã cao:

- Để phòng ngừa công nhân bị ngã cao khi lắp ghép, trong thiết kế thi công phải quy định lắp đặt các phương tiện làm việc trên cao (dàn giáo, giáo ghế, thang treo, sàn trên...) để công nhân có chỗ đứng thao tác.

- Khi lên cao, xuống thấp, công nhân phải sử dụng thang treo gắn vào kết cấu vững chắc, cấm leo trèo theo các bộ phận của kết cấu.

Theo dõi
Bình luận
Chưa có bình luận nào