Một số chi tiết cấu tạo vật liệu hoàn thiện công trình
Trong thiết kế kiến trúc cho các công trình xây dựng, các bạn sẽ phải lập các bản vẽ thiết kế kiến trúc cho công trình. Để làm được công việc này thì các bạn phải có kỹ năng thiết kế kiến trúc cho các công trình. Ngoài ra còn đòi hỏi các bạn phải có những hiểu biết về cấu tạo các lớp vật liệu để hoàn thiện các bộ phận của công trình cần thiết kế.
Các chi tiết cấu tạo kiến trúc thì cũng có tài liệu là giáo trình chi tiết cấu tạo kiến trúc nói về vấn đề này. Các bạn theo chuyên ngành kiến trúc thì đều đã được học qua giáo trình này. Nhưng đó là những chi tiết cấu tạo kiến trúc chung cho các công trình xây dựng. Về cơ bản thì các bạn nắm được những kiến thức đó là có thể vẽ được các bản vẽ thiết kế kiến trúc cho các công trình xây dựng.
Trong thực tế thiết kế kiến trúc, các công trình xây dựng rất đa dạng, bao gồm nhiều loại công trình khác nhau. Mỗi loại công trình xây dựng thì thường đòi hỏi những yêu cầu về thiết kế kiến trúc khác nhau, cụ thể là các yêu cầu về vật liệu hoàn thiện cho công trình. Do đó các bạn cần có những hiểu biết phong phú về cấu tạo vật liệu hoàn thiện cho từng bộ phận của mỗi loại công trình.
Việc này thì các giáo trình về cấu tạo kiến trúc không thể nói hết được. Các bạn phải tự tích lũy kinh nghiệm cho mình bằng việc tham gia thiết kế nhiều loại công trình xây dựng khác nhau. Nếu không thì các bạn cần phải tham khảo các thiết kế kiến trúc của các công trình mà đã được những người khác thiết kế.
Bài viết này mình cũng nói về các chi tiết cấu tạo kiến trúc để hoàn thiện các bộ phận của một công trình xây dựng thuộc loại công trình trường học. Nên các lớp vật liệu để hoàn thiện các bộ phận công trình được đề cập thì sẽ là thích hợp cho các công trình trường học nói chung. Các loại công trình xây dựng khác thì vật liệu hoàn thiện cho các bộ phận của công trình đó, các bạn cần xem xét thay đổi cho phù hợp.
Vật liệu hoàn thiện các bộ phận công trình xây dựng:
* Nền nhà tầng trệt:
Nền nhà tầng trệt phần hành lang (GF1).
1 - Granite nhám dày 30 mm.
2 - Lớp vữa xi măng M.75 dày 20 mm.
3 - Nền bê tông.
Nền nhà tầng trệt phần bên trong nhà (GF2).
1 - Nền lát gạch ceramic 600x600.
2 - Lớp vữa xi măng M.75 dày 20 mm.
3 - Nền bê tông.
Nền nhà tầng 1 thì phần hành lang bên ngoài nhà (thường là hè sảnh) có thể được lát gạch khác với nền nhà của các phòng bên trong nhà. Các lớp vật liệu hoàn thiện khác của nền nhà tầng 1 là giống nhau cho các bên trong lẫn bên ngoài nhà.
- Lớp 1: lớp vật liệu lát nền có thể là gạch granite nhám hoặc là các gạch khác như là: ceramic tráng men, gạch lá nem, ... Thông thường các nền nhà ở bên ngoài như là hè sảnh sẽ được lát bằng các loại gạch có bề mặt nhám như gạch granite nhám, còn các nền nhà phía bên trong nhà được lát gạch ceramic hoặc gạch lá nem.
- Lớp 3: lớp nền bê tông có thể là bê tông gạch vỡ mác #50 dày 100 mm hoặc bê tông đá 4x6 (hay đá 2x4) mác #100 dày 100 mm tùy theo yêu cầu thiết kế của công trình.
* Sàn các tầng lầu
Sàn nhà tầng lầu phần hành lang (F1).
1 - Granite nhám dày 30 mm.
2 - Lớp vữa xi măng M.75 dày 20 mm.
3 - Quét lớp chống thấm Sika.
4 - Nền bê tông (sàn bê tông cốt thép).
4 - Vữa tô trần #75, d = 15.
5 - Sơn nước màu trắng.
Sàn nhà tầng lầu phần bên trong nhà (F2).
1 - Nền lát gạch ceramic 600x600.
2 - Lớp vữa xi măng M.75 dày 20 mm.
3 - Nền bê tông (chính là sàn bê tông cốt thép).
4 - Vữa tô trần #75, d = 15.
5 - Sơn nước màu trắng.
Tầng lầu thì phần hành lang bên ngoài nhà có thể được lát gạch khác với gạch lát bên trong các phòng, đây thường áp dụng cho các công trình công cộng như là trường học. Ngoài ra so với không gian bên trong nhà thì sàn hành lang có thêm lớp chống thấm Sika, điều này thích hợp cho các hành lang ở mặt ngoài của công trình nơi tiếp xúc với nước mưa. Với các hàng lang bên trong nhà, không phải tiếp xúc với nước thì các bạn có thể bỏ lớp chống thấm Sika này.
* Sàn phòng vệ sinh:
Áp dụng chung cho cả nền sàn các phòng vệ sinh của tầng trệt và nền sàn các phòng vệ sinh của các tầng lầu.
Vật liệu sàn phòng vệ sinh (Fvs).
1 - Nền lát gạch ceramic chống trượt 250x250.
2 - Lớp vữa ximăng trộn Sikalatex M.75 Dmin = 20 mm, dốc về nơi thu nước.
3 - Quét 3 lớp chống thấm Sikaproof Membrane 1.5 kg/m2.
4 - Nền bê tông (hoặc sàn bê tông cốt thép nếu là các phòng vệ sinh của các tầng lầu).
- Lớp 1: lớp gạch lát nền cho phòng vệ sinh thì có thể dùng nhiều loại gạch khác nhau, nhưng theo nguyên tắc là các loại gạch chống trơn trượt.
- Lớp 2, 3: có thể thay bằng lớp vữa ximăng trộn phụ gia chống thấm.
- Lớp 4: nếu là sàn phòng vệ sinh của tầng trệt thì lớp này là lớp đổ bê tông đá 1x2 của nền. Trường hợp nền sàn cho các phòng vệ sinh của các tầng lầu thì lớp 4 chính là sàn bê tông cốt thép của tầng lầu đó.
* Mái xà gồ lợp ngói:
Mái xà gồ lợp ngói.
1 - Ngói chống thấm màu đỏ loại 22 v/m2.
2 - Litô sắt hộp 30x30@345.
3 - Cầu phong sắt hộp 50x100@500.
4 - Xà gồ thép chữ U200x65x2@1000.
* Tường nhà:
Áp dụng chung cho cả các tường ngoài nhà và tường bên trong nhà của công trình.
Vật liệu hoàn thiện tường nhà.
1 - Sơn nước ngoài nhà.
2 - Vữa ximăng M.75 dày 15 mm.
3 - Tường xây gạch ống câu gạch thẻ , vữa xi măng M.75.
* Tường phòng vệ sinh:
Áp dụng chung cho cả tường phòng vệ sinh bên trong và bên ngoài nhà.
Vật liệu hoàn thiện tường phòng vệ sinh:
1 - Sơn nước ngoài nhà.
2 - Vữa ximăng M.75 dày 15 mm.
3 - Tường xây gạch ống câu gạch thẻ, vữa ximăng M.75.
4 - Lớp vữa ximăng trộn Sikalatex M.75 dày 15 mm.
5 - Quét 2 lớp hồ dầu cao 1600 mm.
6 - Ốp gạch ceramic 250x400 cao 2700 mm.
* Sàn cầu thang:
Vật liệu hoàn thiện sàn cầu thang.
1 - Mặt bậc đá granite dày 30 mm.
2 - Lớp vữa lót mác 75 dày 20 mm.
3 - Bậc thang xây gạch thẻ, vữa ximăng mác 75.
4 - Sàn bê tông cốt thép.
5 - Vữa tô trần mác 75 dày 15 mm.
6 - Sơn nước trong nhà.
------------
Đây là bài viết có nội dung mở, nên là chi tiết các vật liệu hoàn thiện công trình có thể sẽ được cập nhật thêm nhiều nữa.