TK khung Zamil

Ngày đăng:02/12/2022 08:13:22 Ngày sửa đổi:18/03/2023 01:37:20
Viết bởi: tranthind

Chào các bác, em đang lên phương án thiết kế kết cấu của nhà K46m B=6m. Không cột giữa, dạng nhà nhỏ hơn em đã làm rất nhiều. Nhà này em đã tính được tiết diện nách kèo tổ hợp I.1020x214x6x10, giữa kèo I.520x214x6x10. Các bác cho em hỏi, khi làm nhà xưởng có nhịp rộng thế này có lưu ý thêm các điều kiện gì không? Còn 1 vấn đề nữa hôm nọ em đọc được trên diễn đàn về cách tính độ vồng trước để chế tạo cho khung kèo. Em nhớ có người viết độ vồng trước = độ võng tĩnh tải + 1 / 3 độ võng hoạt tải...(em nhớ mang máng), vậy bác nào có biết thì mách giúp em. Em xin cảm ơn. Em xin tiếp thu mọi ý kiến. Thanks!

[Phần nội dung cập nhật thêm]

--------------------------------

Phần bên trên là câu hỏi mình hỏi mọi người trước đây. Câu hỏi này của mình cũng không thấy có ai hồi đáp gì, nay thì mình đã hiểu biết hơn về tính toán khung zamil nhịp lớn và mình xin cập nhật lại nội dung để trả lời cho câu hỏi của chính mình. Mục đích là để bạn nào có đọc được biết viết này thì có thể có câu trả lời luôn cho chính mình.

Về những lưu ý khi tính toán thiết kế cho khung thép zamil nhịp lớn:

- Cần lưu ý về thiết kế hệ giằng:

+ Cần thiết kế các hệ giằng cho công trình: hệ giằng X, hệ giằng cứng, hệ giằng cánh, hệ giằng xà gồ.

+ Các hệ giằng cũng góp phần không nhỏ cho việc ổn định của khung kết cấu. Giằng X giúp tăng ổn định cho kèo thép, đặc biệt khi chịu tải trọng gió thổi theo phương dọc nhà (vuông góc với mặt phẳng khung). Giằng cứng giúp tăng ổn định cho khung kết cấu, nó cũng góp phần chịu lực cùng khung kết cấu. Giằng cánh giúp giữ cánh dưới kèo và cánh trong cột khung không bị oằn do mất ổn định. Giằng xà gồ chỉ có chức năng là giữ ổn định cho xà gồ, nhưng khi hệ xà gồ ổn định tốt thì nó cũng gián tiếp giúp ổn định cho hệ kết cấu khung thép của công trình.

- Cần lưu ý về thiết kế xà gồ:

+ Chức năng của xà gồ hiển nhiên là đỡ tấm tôn mái, tôn tường, truyền tải trọng về khung rồi. Nhưng xà gồ còn có chức năng quan trọng nữa là giúp cho khung không bị mất ổn định.

+ Xà gồ mái ngăn sự vặn oằn của bản thép cánh trên kèo do mất ổn định. Tương tự, xà gồ tường tăng ổn định cho cánh ngoài của cột khung.

Việc tính toán thiết kế khung zamil là theo sơ đồ khung phẳng. Trong khi mô hình hoạt động thực tế của công trình là theo khung không gian, nên khi thiết kế khung zamil nhịp lớn thì chúng ta nên chú ý tới các phần thiết kế xà gồ và hệ giằng. Nếu các thiết kế này tốt, nó sẽ góp phần rất lớn cho việc chịu tải của khung zamil.

Về cách tính độ vồng trước:

Cách tính độ vồng trước của dầm thép như mình nói ở đầu bài viết là dùng trong thiết kế cầu, không phải là dùng trong thiết kế khung thép zamil.

Theo tiêu chuẩn thiết kế cầu cũ dùng trong những năm 1979 thì: Vồng ngược = Võng tĩnh tải + 1 / 2 độ võng hoạt tải.

Võng hoạt tải Theo AASHTO: Vồng ngược = Võng tĩnh tải + bù biến dạng nhiệt trong dầm cong (nếu có), nhưng khống chế võng hoạt tải. Theo tiêu chuần thiết kế của Nhật Bản (như AASHTO).

Việc tính toán thiết kế khung thép zamil, các bạn có thể tải về tài liệu này để tham khảo thuyết minh tính toán khung zamil.

Theo dõi
Bình luận
Chưa có bình luận nào