Như chúng ta đã biết tại các thành phố và đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, trong xây dựng nhà dân thì việc các công trình phải xây chen là bắt buộc. Khi đó phần móng của công trình chỉ có thể thiết kế là móng bè, móng băng, hoặc nếu là móng đơn thì các móng ở biên phải là các móng lệch tâm dạng chân vịt. Khi chúng ta thiết kế móng chân vịt cho công trình thì áp lực của đất sẽ gây ra một mô men lệch tâm làm uốn các cột ở biên. Phần mô men sinh ra này có thể rất lớn. Theo như tôi biết có hai cách phương pháp thiết kế để khắc phục vấn đề về mô men lệch tâm này:
- Phương pháp 1: sử dụng giằng móng đặt tại đáy của móng.
- Phương pháp 2: coi giằng móng như một thanh chịu lực kéo, cân bằng với mô men sinh ra do áp lực đáy móng lệch tâm gây nên.
Với phương pháp 1, kích thước của giằng móng sẽ rất lớn và làm cho tốn kém chi phí xây dựng móng.
Với phương pháp 2, khi kiểm tra điều kiện cân bằng lực theo phương X, ma sát ở đáy móng có thể không giữ được móng (áp lực đất khó có thể sử dụng được vì thực tế khi thi công lấp đất móng, nó thường không được đầm chặt như yêu cầu).
Nhưng trên thực tế chúng ta thấy rằng với những công trình như thế này, mặc dù người ta chẳng có biện pháp khắc phục nào cả, nhưng công trình vẫn không có sự cố gì. Vậy bạn nào biết có phương pháp nào cho trường hợp này thì chỉ giùm tôi cái. Tôi xin gửi lời cảm ơn các bạn trước và mong sự giúp đỡ từ các bạn.❤️
[Phần nội dung cập nhật thêm]:
-----------------
Câu hỏi trên là mình đặt ra đã rất lâu rồi, nhưng trên diễn đàn này vẫn không thấy có bạn nào góp ý gì. Có lẽ do diễn đàn này vẫn còn ít người biết đến. Mình cũng đặt câu hỏi này trên nhiều diễn đàn xây dựng khác nữa, nhưng không thấy có câu trả lời góp ý nào thỏa đáng cho vấn đề này.
Vì hiện nay trên diễn đàn này đã có đăng tài liệu tính móng hỗn hợp lệch tâm và đúng tâm, nên mình cập nhật thêm nội dung cho bài viết này của mình. Để nếu bạn nào có đọc được bài viết này của mình thì có thể có được tài liệu để tham khảo. Còn đối với thắc mắc của mình thì chỉ là do mình hiểu sai vấn để thôi. Áp lực ngang của đất gây ra mô men lật móng là người ta bỏ qua, mình nhầm lẫn giữa mô men lật do tải trọng công trình gây ra đối với móng lệch tâm và mô men lật do áp lực ngang của đất. Thực tế thì làm móng xong người ta san nền và coi như áp lực ngang của đất ở hai bên móng là cân bằng nhau.
Khi bàn về việc tính móng lệnh tâm thì mình thấy cách tính móng chân vịt lệch tâm như trong tài liệu tính móng hỗn hợp lệch tâm và đúng tâm mình chia sẻ ở trên rất hay, mình đã tải về tài liệu đó. Tài liệu này là một file mẫu tính móng lệch tâm theo kiểu tính kết hợp nó cùng chịu lực với móng đơn được nối với nó bởi giằng móng. Các bạn chỉ cần nhập thông số đầu vào cho nó là có ngay kết quả tính tính kết cấu móng.
Thông qua tài liệu file mẫu tính móng kết hợp lệch tâm và đúng tâm ở link bên trên, các bạn có thể tạo ra một file mẫu tính toán móng lệch tâm khác như là tính móng lệch tâm kết hợp với móng lệch tâm khác được nối trực tiếp với nó thông qua giằng móng. Nếu không thì ít ra nó cũng giúp các bạn hiểu hơn về cách tính toán thiết kế móng lệch tâm, móng chân vịt.
Việc thiết kế móng lệch tâm chân vịt là các bạn bắt buộc phải biết vì đây là kiểu thiết kế móng mà các bạn sẽ gặp nhiều. Mình biết có những bạn cũng đã từng thiết kế móng chân vịt, nhưng các bạn cũng không yên tâm về phần thiết kế móng của mình bởi các bạn không biết phương pháp tính móng lệch tâm đó của mình có đúng không. Nói chung thì các bạn nên biết các phương pháp tính móng lệch tâm kiểu chân vịt khác nhau và chọn ra các phương pháp được dùng trong tính toán thiết kế móng lệch tâm chân vịt.
Họ tên:Ngô hoàng vũ
Tên đăng nhập:ngohoangvu
E-mail:hoangvuktxdvn@gmail.com
Số bài viết:0
Số tài liệu:7
Ngày đăng ký:19/12/2015 09:06:47
Trang trò chuyện:Trang trò chuyện