Các liên kết quan hệ:
Chi tiết tài liệu

Đồ án kiến trúc - khách sạn Nha Trang

No images
  • Thể loại:Tài liệu học tập
  • Đăng bởi:tranquang_vp
  • Ngày đăng:24/10/2019 08:14:22
  • Ngày Sửa đổi:28/12/2023 15:55:11
  • Dung lượng:48,11 Mb
  • Download:8
  • Giá bán:0 đ
  • Kiểm duyệt:Đã phê duyệt
Báo cáo
Bạn chưa đăng nhập?
  • Mô tả
  • Thành viên

Đồ án kiến trúc - khách sạn Nha Trang, tài liệu bao gồm thuyết minh và các file thiết kế kiến trúc dưới dạng ảnh. Thuyết minh kiến trúc của đồ án thì như bên dưới, còn các file ảnh của đồ án này thì nhiều và nặng nên các bạn tải về tài liệu này để xem.

*) Các file ảnh có trong đồ án này bao gồm:

- Phối cảnh tổng thể.

- Bản đồ quy hoạch hiện trạng, kèm theo một số hình ảnh cảnh đẹp.

- Mặt bằng tổng thể tỉ lệ 1/ 500, kèm sơ đồ dây chuyền chức năng.

- Các mặt bằng của khách sạn này: mặt bằng trệt, mặt bằng các lầu.

- Mặt đứng công trình các hướng.

- Các mặt cắt điển hình.

- Thiết kế nội thất các phòng.

*) Phần thuyết minh thiết kế kiến trúc của khách sạn này như bên dưới:

--------------------------


ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC KHÁCH SẠN DU LỊCH BIỂN THÀNH PHỐ NHA TRANG


PHẦN 1: VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

I. DU LỊCH VIỆT NAM 2001 - 2010:

Sự phát triển nhanh chóng và phức tạp của nền kinh tế xã hội, cùng với sự tập trung dân số đông đúc ở các thành phố lớn, sự căng thẳng trong công việc cũng như nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí ngày càng cao; thì đi du lịch ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu của con người.

Do đó phát triển du lịch trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn ở nhiều nước trên thế giới, góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết nạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng. Theo đánh giá của tổ chức du lịch thế giới (WTO), du lịch khu vực Đông Nam Á (Asean) có vị trí quan trọng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chiếm khoảng 34% lượng khách du lịch toàn khu vực.

Trong những năm qua, nghành du lịch Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và đạt nhiều tiến bộ vững chắc. Từ những năm 1991 đến 2001, lượng khách du lịch đả tăng khá nhanh: từ 300 ngàn lượt người lên 2,33 triệu lượt người, tăng 7,8 lần. Khách du lịch nội địa tăng từ hơn 1,5 triệu lên 11,7 triệu lượt người, tăng gần 8 lần. Thu nhập xã hội từ du lịch tăng nhanh, năm 2001 đạt 20.500 tỷ đồng, so với năm 1991, gấp 9.4 lần. Hoạt động du lịch tạo việc làm cho khoảng 22 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp.

Nhận thức được xu thế phát triển của ngành du lịch trong bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay, đảng và nước ta đã có những chính sách phù hợp. Ngày 22 - 7 - 2002, thủ tướng chính phủ đã quyết định số 97/2002/qd - tt phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010 với mục tiêu:

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng gdp của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đạt 11 - 11,5%/ năm, với các chỉ tiêu:

- Năm 2005: khách quốc tế vào du lịch việt nam từ 3 - 3,5 triệu lượt người, khách nội địa từ 15 - 16 triệu lượt người, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ usd.

- Năm 2010: khách du lịch quốc tế vào du lịch việt nam từ 5,5 - 6 triệu lượt người, khách nội địa từ 25 - 26 triệu lượt người thu nhập du lịch từ 4 - 4,5 tỷ USD.

II. KHÁNH HOÀ VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỄN DU LỊCH:

Trong những năm qua, nghành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Khánh Hoà nói riêng đã có những bước phát triễn nhanh chóng, ngày càng thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp xã hội, đặc biệt là những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghĩ ngơi. Mặc dù vậy, ngành du lịch mới ở gai đoạn khởi đầu chưa khai thác hết tiềm năng du lịch của đất nước, công tác nghiên cứu, điều tra thị trường còn hạn chế, quy mô, hình thức của chương trình còn đơn điệu, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách.

Vì vậy, đầu năm 2001, Khánh Hoà đã tiến hành đầu tư những hạng mục đầu tiên của du lịch này như xây dựng tuyến đường du lịch Sầm Môn, tuyến đường du lịch Trần Phú, sửa chửa và nâng cấp tuyến đường vào du lịch Dốc Lết, khảo sát và thiết kế chuẩn bị đầu tư xây dựng vào năm 2003 một cảng du lịch trọng điểm vịnh Vân Phong, …

Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch.

Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch: phấn đấu đến 2010, ngành du lịch sẽ có 100 % CBCNV được đào tạo kiến thức cơ bản về du lịch trong đó 50 % được đào tạo chuyên sâu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Gìn giữ bảo vệ tài nguyên môi trường đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và toàn dân về vị trí và vai trò của du lịch; có ý thức trách nhiệm đối với việc bảo tồn các di sản thiên nhiên, văn hoá môi trường tự nhiên - xã hội để phục vụ phát triển du lịch.

Tiến hành sắp xếp lại và đổi mới các doanh nghiệp du lịch; cải tiến đa dạng hoá và nâng cấp chất lượng các sản phẩm du lịch của địa phương.

Mục tiêu Khánh Hoà là đến năm 2005 sẽ đón 690.000 khách, trong đó 240.000 khách quốc tế. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm từ 10 - 11 %, tỷ trọng dịch vụ du lịch trong nền kinh tế vào năm 2005 chiếm 39 %, doanh thu sẽ là 320 tỷ đồng. Và năm 2010 sẽ là 510 tỷ đồng.

PHẦN II: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ THỂ LOẠI VÀ ĐỀ TÀI

I. DU LỊCH VÀ CHỨC NĂNG DU LỊCH:

Du  lịch là nghành công nghiệp không khói.

1/ HIỂU BIẾT VỀ DU LỊCH:

Năm 1920, hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO được thành lập tại Hà Lan.

Người ta quan du lịch là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm người, rời khỏi chổ của mình trong thời gian ngắn, để đến nơi giải trí, nghĩ ngơi hoặc chữa bệnh.

Sự tăng trưởng về kinh tế, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, cùng với sự phát triển của khoa học kỷ thuật với việc hoàn thiện các phương tiện giao thông và hệ thống thông tin liên lạc thì số người có nhu cầu đi du lịch ngày càng đông.

Với những đặc trưng riêng về tự nhiên, lịch sư, văn hoá và truyền thống của mỗi quốc gia mà có xu hướng phát triển du lịch khác nhau. Đặc biệt là đối với những vùng xa xôi hẻo lánh với điều kiện tự nhiên còn hoang sơ, nguyên thuỷ; nền kinh tế còn nghèo nàn; vị trí địa lý tuy không được thuận lợi như các thành phố lớn nhưng lại có khả năng thu hút khách du lịch. Thì bộ mặt kinh tế của vùng đó thay đổi phụ thuộc vào lượng khách du lịch đến đó nhiều hay ít.

Hiệu quả rất cao mang lại nguồn ngoại tệ lớn và đem lại công việc cho một số lượng lao động lớn.

2/ CHỨC NĂNG:

Có thể xếp vào bốn nhóm chức năng: XÃ HỘI, KINH TẾ, SINH THÁI VÀ CHÍNH TRỊ.

a/ CHỨC NĂNG XÃ HỘI: Thể hiện trong việc giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho nhân dân. Trong chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, giải toả STRESS (một hiện tượng xuất hiện phổ biến trong xã hội hiện nay), kéo dài tuổi thọ, nâng cao trình độ và khả năng lao động của con người. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng nhờ có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và du lịch tối ưu, bệnh tật trung bình của dân cư giảm 30 %, bệnh đường hô hấp giảm 30%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20 %.

Thông qua hoạt động, đông đảo quần chúng có điều kiện tiếp xúc với các thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc, từ đó tăng thêm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động, tình yêu quê hương đất nước.

3/ CÁC THỂ LOẠI DU LỊCH:

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ: Du lịch quốc tế và nội địa

Căn cứ vào nhu cầu du lịch của khách du lịch:

-> Các thể loại du lịch sau: Du lịch văn hoá, Du lịch điền dã, Du lịch thể thao, Du lịch chữa bệnh, Du lịch công vụ, Du lịch tôn giáo, Du lịch thăm hỏi, Du lịch quá cảnh.

Căn cứ vào nhu cầu vận chuyển du lịch bằng xe: xe đạp, môtô, tàu hoả, tàu thuỷ, ôtô, máy bay, … bằng các phương tiện truyền thống cổ xưa: voi, xe ngựa, thuyền rồng, ...

Căn cứ vào thời gian của khách du lịch: Du lịch dài ngày từ 1 - 2 tuần trở lên như du lịch dưỡng bệnh, thể thao, tiếp thị, … Du lịch ngắn ngày thường từ 1 - 3 ngày như du lịch cuối tuần.

Xét theo phương thức ký hợp đồng: du lịch trọn gói và du lịch không trọn gói.

Xét theo thành phần du lịch: Du lịch thượng lưu, du lịch bình dân, du lịch chuyên sâu và không chuyên sâu.

Căn cứ vào hình thức tổ chức: Du lịch theo đoàn, du lịch theo gia đình, du lịch cá nhân.

II. VÀI NÉT VỀ KHÁCH SẠN:

1/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHÁCH SẠN:

Khách sạn có nguồn gốc từ các nhà trọ phục vụ khách đi xa nhà. Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, con người luôn có nhu cầu đi lại vì công việc, vì sở thích hay vì nghỉ ngơi. Khi đi ra khỏi nhà mình, để đảm bảo đời sống sinh hoạt thường ngày, thì con người cần phải có nơi trú ẩn để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như ăn, ngủ, nghỉ, …

Những nhà trọ ban đầu thường là nhà dân, hay các đền, chùa, nhà thờ nằm ngay dọc đường lộ trình của khách, khách ở nhờ không phải trả tiền mà có thể để lại một vật kỷ niệm cho thân chủ lúc tiễn biệt. Dần dần do xã hội phát triển, nền kinh tế hàng hoá phát triển, nhu cầu ăn ở cũng như đi lại của con người cũng dần được nâng cao. Vì vậy từ giai đoạn nhà trọ gắn liền với nhà dân, các nhà kinh doanh đã xây dựng các cơ sở lưu trú, ăn uống một cách có quy mô để kinh doanh. Trước hết là các tụ điểm tập trung đông người như bến xe, bến tàu, thành phố, thị xã, các trung tâm thương mại, trung tâm tôn giáo, các điểm thu hút nhiều khách đến tham quan nghỉ ngơi, du lịch như bãi biển, di tích, danh lam thắng cảnh, … ngành kinh doanh khách sạn đã xuất hiện từ đó và ngày càng trở thành ngành kinh doanh béo bở phát triển không ngừng nhằm phục vụ nhu cầu của con người từ đi lại, vui chơi giải trí, làm ăn, du lịch, chữa bệnh, … đến các nhu cầu khác. Phạm vi phục vụ cũng đã không chỉ dừng lại ở từng địa phương, quốc gia mà đến mức độ xuyên lục địa, toàn cầu hoá. Năm 1921, các nhà kinh doanh khách sạn đã thành lập hiệp hội khách sạn thế giới (AIH) có trụ sở đặt tại Paris. Gồm gần 100 tổ chức khách sạn cấp quốc gia và 4000 hội viên đại diện cho các khách sạn lớn trên thế giới đã tham gia. Ngoài ra còn có các liên đoàn khách sạn, quán ăn và giải khát quốc tế (HO - RE - CA) thành lập năm 1949 với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho các hội viên và xây dựng cơ sở khoa học cho sự phát triển ngành khách sạn. Những hãng khách sạn lớn xuyên quốc gia trên thế giới hiện nay như hãng ACCOR của Pháp, HILTON của Mỹ, hãng NEWWORLD, hãng SHERATON, … Các hãng này có khách sạn nằm ở các nước, cung cấp đủ các loại phòng, thiết bị hiện đại, các dịch vụ vui chơi giải trí như bể bơi, sân quần vợt, thể dục thẩm mỹ, karaoke, … kể cả máy bay riêng đưa đón khách.

2/ CÁC LOẠI HÌNH KHÁCH SẠN:

Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Do đó có rất nhiều loại hình khách sạn như:

HOTEL: là loại hình phổ biến và truyền thống, phục vụ các nhu cầu của con người như ăn, uống, vui chơi, ngủ nghỉ, …

RESORT: là loại hình khách sạn ngoài tính chất như hotel còn mang tính chất nghỉ dưỡng cao.

MOTEL: là loại hình khách sạn nhỏ nằm ven các xa lộ lớn phục vụ những khách đi xa lưu trú qua đêm, nghỉ ngơi sau cuộc hành trình. Ngoài ra còn có các dịch vụ bảo dưỡng xe, …

CAMPING: là các liều trại làm bằng vật liệu nhẹ, cơ động phục vụ khách cắm trại, du lịch.

BIỆT THỰ CHO THUÊ: là những ngôi nhà hoàn chỉmh cao cấp được đưa vào kinh doanh cho thuê.

TÀU DU LỊCH: các toa xe, khoang tàu được thiết kế đầy đủ tiện nghi phục vụ nhu cầu của khách trong chuyến du lịch dài ngày.

Tất cả các loại khách sạn này đều được phân hạng theo cấp mang tính quốc tế: một sao, hai sao, ba sao, bốn sao, năm sao là lớn nhất, tuỳ thuộc vào vị trí kiến trúc; trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; dịch vụ và mức độ phục vụ; nhân viên phục vụ; vệ sinh.

3/ CHỨC NĂNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN: 

Theo truyền thống khách sạn có hai chức năng kinh doanh cơ bản: lưu trú và ăn uống. Nhưng ngày nay do nhu cầu của du khách ngày càng cao. Khách sạn mở rộng kinh doanh các dịch vụ khác như vui chơi giải trí, mua sắm hàng hoá, quà lưu niệm, … ngoài việc phục vụ tại chổ, khách sạn còn mở rộng phục vụ khách hàng các tuyến du lịch, tham quan, … củng như tổ chức hay liên kết với các công ty du lịch giúp đỡ khách hàng trong việc mua vé (tàu, máy bay, …), giúp khách hàng hoàn thành các thủ tục hành chính để khách hàng yên tâm, có nhiều thời gian hơn cho việc vui chơi giải trí và công việc khác.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC MỘT KHÁCH SẠN CỠ TRUNG BÌNH:

PHẦN III: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Khánh Hoà là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Đặc biệt là có thế mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái. Một loại hình du lịch mà hiện nay rất được khách du lịch ở các nước phát triển quan tâm. Với truyền thống lịch sử lâu đời, một nền văn hoá văn minh và phát triển, thiên nhiên ưu đãi. Hưởng toàn vẹn đường bờ biển cong tuyệt mỹ của vùng cực Nam Trung bộ, nằm ngay trên đầu mối giao thông quan trọng, với khí hậu ôn hoà, Nha Trang - Khánh Hoà trở thành mảnh đất lý tưởng của du lịch. Vừa qua thành phố Nha Trang - Khánh Hoà đã vinh dự được thế giới bình chọn một trong hai mươi vịnh đẹp nhất của thế giới đã góp phần đẩy mạnh ngành du lịch phát triển mạnh mẽ.

Trong khi đó Việt Nam lại là một trong những nước an toàn nhất thế giới. Đến Việt Nam du khách cảm thấy sự an toàn, thân thiện.

Vì thế Việt Nam với nhiều thắng cảnh, di tích đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu khách nước ngoài. Nhưng ngành du lịch nước ta nói chung cũng như khánh hoà nói riêng vẫn còn rất nhiều bất cập bởi nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan như: hậu quả chiến tranh, những vấn đề khi xây dựng xã hội chủ nghĩa, do cái nhìn của thế giới về nước ta còn thiếu thông tin, còn chưa chính xác, … điều tra thị trường còn hạn chế, hình tức chương trình du lịch còn đơn điệu, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ.

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước quan tâm, các ngành các cấp phối hợp, giúp đỡ, hoạt động. Du lịch Việt Nam cũng như Khánh Hoà có nhiều khởi sắc, dần dần khắc phục được những nhược điểm của mình.

Hiện nay Khánh Hoà đã và đang triển khai nhiều chương trình phát triển du lịch. Chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các điểm du lịch, đào tạo các cán bộ chuyên nghiệp, … Cố gắng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng quốc tế vốn rất khó tính. Vì thế ngành du lịch Việt Nam cũng như Khánh Hoà vẫn còn nhiều việc phải làm để đưa ngành du lịch non trẻ hiện nay phát triển theo đúng tiềm năng mà nó vốn có.

II. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH:

Mặc dù hiện nay ngành du lịch được quan tâm, đầu tư nhưng trong bản thân ngành vẫn tồn tại mhiều yếu kém. Cung cách phục vụ, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, thủ tục, … ở những nơi du lịch phát triển thì tình trạng tự phát, tự do kinh doanh không có quy mô nhất định.

Trong đó khách sạn - một nhu cầu thiết yếu của du khách khi đi du lịch, vẫn chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của khách, chưa có các khu vực riêng thuộc quyền quản lý của khách sạn nên du khách vẫn chưa thấy hài lòng. Do đó khách đến một lần thì không muốn trở lại nữa, trong khi mục đích chính là phục vụ sao cho khách đến một lần thì muốn đến nhiều lần nữa, dần dần trở thành khách quen thì hầu như chưa đáp ứng được.

Do nhu cầu quan trọng nhất của khách của khách khi đến các điểm du lịch là nghỉ ngơi, lưu trú nên việc xây khách sạn đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ cho khách du lịch trong nước và khách quốc tế là nhu cầu thiết thực vì hiện nay ngoại trừ một số khách sạn lớn ở các trung tâm thành phố, đô thị lớn có khả năng đáp ứng được nhu cầu khách. Còn hầu hết là các khách sạn mini do dân tự xây, hay là các khách sạn có quy mô hình thức cũng chỉ là một dạng nhà trọ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách. Do chưa có sự đầu tư, kinh nghiẹm cũng như một nhận thức đúng về tầm quan trọng của khách sạn. Nên hầu hết những khách sạn này chỉ chủ yếu phục vụ cho kinh doanh tại chổ, phục vụ ăn uống còn các nhu cầu khác của khách thì chưa đáp ứng được. Vì thế mặc dù khách sạn mọc lên như nấm, nhưng vẫn dẫn đến tình trạng thừa nhưng vẫn thiếu các khách sạn mang tính quy mô chuyên nghiệp cao.

Vì khách sạn là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tiêu chuẩn,thứ hạng. Do đó thường dược xây dưng ở những nơi phát triển du kịch, những nơi có tiềm năng phát triển về kinh tế - xã hội, đặc biệt là những nơi được thiên nhiên ưu đãi với bãi biển trải dài tuyệt đẹp như Nha Trang, Đà Nẵng, Hạ long, khách sạn được xay ở vị trí hội đủ các yếu tố thuận lợi cho du lịch như cảnh quang thiên nhiên đẹp, giao thông thuận lợi, phuơng tiện đa dạng, hiện đại, khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển du lịch, đưa ngành du lịch trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn hàng đầu trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

PHẦN IV: NHỮNG TÀI LIỆU, SỐ LIỆU LÀM CƠ SỞ ĐỂ

XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CÔNG TRÌNH

Khánh Hoà là một trọng điểm du lịch của miền trung dựa trên các ưu điểm về vị trí địa lý như nằm ngay trên đầu mối giao thông quan trọng giữa Bắc, Trung, Nam. Với khí hậu ôn hoà.  Và sở hữu đường bờ biển dài hơn 200 km, được chia cách thành nhiều vịnh như Cam Ranh, Nha Trang, … cùng với hàng chục các hòn đảo mang đầy nét đặc trưng thú vị như Hòn Lao, Hòn Tre, Hòn Mun, Hòn Tằm, … những bơ, bãi cát trắng tuyệt đẹp như Bãi Tiên, Vịnh Vân Phong, … cảnh quang đa dạng với các rừng núi sông hồ như Hồ Ba Bể, Suối Tiên, … thêm vào đó Khánh Hoà có những vùng nước suối nóng thiên nhiên ban tặng. Do đó Khánh Hoà không chỉ là nơi thu hút khách trong và ngoài nước đến du lịch, mà còn đến để nghỉ ngơi, chữa bệnh, … vì thế lượng khách đến Khánh Hoà ngày càng đông.

Mục tiêu của Khánh Hoà đến năm 2005 sẽ đón 690.000 khách trong đó khách quốc tế là 240.000 khách. Và doanh thu dự tính sẽ tăng bình quân hàng năm từ 10 đến 11%.

Hiện nay, Khánh Hoà đã vừa hoàn thành tuyến đường ven biển nổi tiếng của tỉnh, đó là tuyến đường Trần Phú. Tuyến đường Trần Phú A được mở rộngvà kéo dài từ điểm du lịch lầu Bảo Đại theo hướng Bắc ngang qua Hòn Chồng đến điểm du lịch sinh thái biển Bãi Tiên (Trần Phú B).

Vì thế, việc chọn xây dựng một khách sạn cao tầng nằm trên tuyến đường Trần Phú B với quy mô 300 giường tiêu chuẩn 3 sao hy vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách đến Nha Trang - Khánh Hoà du lịch.

PHẦN V: NHIỆM VỤ THIẾT KẾ

I. VỊ TRÍ KHU ĐẤT - YÊU CẦU KHÁCH SẠN:

1. VỊ TRÍ:

Khu đất xây dưng khách sạn nằm trên tuyến đường Trần Phú B, theo hướng bắc về khu du lịch Bãi Tiên. Thuộc khu đất quy hoạch cho du lịch của tỉnh. Với vị trí thuận lợi, phía trước là biển co thể nhìn ra các hòn đảo ngoài khơi, đằng sau là ku dân cư được quy hoạch chuẩn đẹp, khoảng 1km về hướng Nam là khu du lịch hòn Chồng. Công trình có 4 mặt giáp đường, và vị trí không xa trung tâm thành phố. Do đó đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của khách, đồng thời cũng có đủ khoảng cách để có không gian yên tĩnh không bị ảnh hưởng của tiếng ồn đô thị.

Diện tích khu đất là gần 9.000 m2.

Mật độ xây dựng 30 - 35 % diện tích khu đất: 2.700 m2.

2. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC:

- Đảm bảo hình thức kiến trúc đẹp.

- Tổ chức dây chuyền hợp lý.

- Công trình ở gần biển, thường xuyên chịu áp lực của gió biển và hơi nước mặn của biển, vì thế vật liệu kết cấu chịu lực cho công trình chọn BTCT. Vật liệu trang trí áp dụng tối ưu vật liệu địa phương.

- Màu sắc sử dụng hài hoà với thiên nhiên, và bao cảnh xung quanh như: tường màu vàng nhạt, kính màu trắng trong, ….

- Nội thất được thiết kế theo tiêu chuẩn 3 sao.

- Công trình có chiều cao từ 9 - 17 tầng.

3. KHÔNG GIAN XANH:

- Hơn 1/3 diện tích khu đất là sân vườn cây xanh, tạo cho công trình có không gian, một bố cục hài hoà với thiên nhiên, với bao cảnh xung quanh.

4. KHU VỰC GỞI XE KHÁCH:

- Nơi gởi xe khách dưới tầng ngầm và khu vực ngoài trời với diện tích đáp ứng đủ 20 % tổng số phòng: 1200 m2 

5. KHU VỰC ĂN UỐNG:

- Bố trí các phòng ăn riêng như ẩm thực dân tộc, ẩm thực Âu - Á, phòng ăn gia đình, phòng ăn đặc biệt, các quầy bar coffe, … tổ chức tiệc sinh nhật cho khách trong thời gian du lịch.

6. KHU VỰC KỸ THUẬT DỊCH VỤ:

- Hồ chứa nước dự phòng sinh hoạt dung tích 130 m3, diện tích 80 m2.

- Hồ nước dự phòng cứu hoả.

- Máy phát điện dự phòng.

- Kho xăng dầu.

- Nơi để xe nhân viên khách sạn: 150m2

- Camera + an ninh.

- Máy bơm + bơm dự phòng.

- Phòng máy điều hoà trung tâm.

II. KHỐI NGỦ 300 GIƯỜNG:

1. Loại phòng suit: chọn 5 phòng 48 m2/phòng

2. Loại phòng gia đình: chọn 5 phòng 48m 2/phòng 

3. Phòng 2 giường: 60 phòng 48 m2/phòng

4. Phòng 1 giường: 120 phòng 24 m2/phòng

5. Phòng  giường đôi: 30 phòng 48 m2/phòng

6. Phòng 1 giường loại 2: 15 phòng 16 m2/phòng

7. Tất cả các phòng ngủ đều có vệ sinh riêng. Bố trí phòng tắm cho 50% tổng số phòng, trong đó có các máy sấy tóc, hơ tay, tắm nóng lạnh, … 100 % phòng được trang bị điện thoại, ti vi, tủ lạnh, nút gọi cấp cứu, …

8. Từng tầng của khối khối ngủ có một phòng trực tầng: 12 m2

9. Kho đồ vải từng tầng: 12 m2

10. Nơi để xe đẩy phục vụ phòng,sảnh và hệ thống cầu thang.

lll. KHỐI GIAO DỊCH CÔNG CỘNG:

1. KHU VỰC SẢNH: 400 m2

- Sảnh tiếp đón.

- Recepsion.

- Gửi tiền, đồ trang sức.

- Nơi đổi tiền.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Quầy báo.

- Nơi bố trí salon đợi.

- Khu WC, hệ thống thang máy, thang bộ, thang thoát hiểm, các hệ thống hộp gain kỹ thuật.

2. KHU VỰC KẾ CẬN SẢNH: 1200 m2

- Gian hàng bách hoá: 32 m2

- Gian hàng đồ lưu niệm: 24 m2

- Nhà hàng đặc sản,ẩm thực dân tộc, nhà hàng Âu - Á, phòng ăn nhỏ từ 6 - 12 người (2 đến 3 phòng): 360 m2

- Bar caffe, ăn sáng: 100 m2

- Bar (rượu, bia, khiêu vũ) có thể xuống hầm từ sảnh: 120 m2

- Khu vực bếp: 300 m2

- Bao gồm kho thực phẩm khô tươi, kho lạnh, kho đồ giải khát, kho dụng cụ ăn uống, nơi gia công thô, tinh, nơi nấu nướng, nơi soạn chia, nơi thu gom rửa chén đĩa.

- Khu vực WC cho nhân viên khách hàng riêng biệt, hệ thống thang phục vụ.

lV. KHỐI PHỤC VỤ:

1. KHU HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ: 100 m2

- Phòng giám đốc: 24 m2

- Phòng phó giám đốc: 16 m2

- Phòng tiếp khách: 24 m2

- Phòng nghỉ nhân viên (nam, nữ): 2 phòng, 16 m2/phòng

- Phòng hành chánh tổng hợp: 18 m2

- Phòng tài chính kế toán: 18 m2

- Phòng nghiệp vụ kỹ thuật: 18 m2

- Phòng tổ chức nhân sự: 18 m2

- Phòng trực bảo vệ, trực lái xe: 16 m2

- Phòng ăn nhân viên khách sạn: 24 m2

- Phòng họp giao ban: 48 m2

- Phòng y tế: 16 m2

- WC, sảnh và thang nội bộ.

2. KHU PHỤC VỤ (CÓ THỂ BỐ TRÍ Ở TẦNG HẦM): 172 m2

- Nơi giặt là: 48 m2

- Xưởng sửa chữa: 48 m2

- Kho đồ vải: 16 m2

- Kho đồ gỗ: 24 m2

- Điều hoà trung tâm: 48 m2

- Phòng kỹ thuật điện, bảng điện: 16 m2

- Máy bơm nước sinh hoạt: 12 m2

PHẦN VI: NHỮNG SỐ LIỆU LIÊN QUAN

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

1. NHIỆT ĐỘ:

- Nhiệt độ trung bình năm: 26o3

- Nhiệt độ trung bình tháng: 28o2

- Nhiệt độ tối cao trung bình tháng cao nhất: 33o2

- Nhiệt độ tối thấp trung bình tháng thấp nhất: 20o

- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 39o5

- Nhiệt độ tối thấp: 14o6

- Nhiệt độ biên độ năm trung bình: 4o4

- Nhiệt độ biên độ ngày trung bình: 8o1

2. ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ MƯA NẮNG:

- Độ ẩm trung bình năm: 82 %

- Độ ẩm trung bình tháng: 85 %

- Độ ẩm tháng nhỏ nhất: 79 %

- Độ ẩm thấp tuyệt đối: 24 g/m3

- Lượng nước mưa trung bình năm: 6.2 mm

- Lượng nước mưa trung bình tháng lớn nhất: 7.6 mm

- Lượng nước mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 5.0 mm

- Số giờ nắng trung bình: 2.258 h

- Số giờ nắng trung bình  lớn nhất: 240 h

- Số giờ nắng trung bình nhỏ nhất: 123 h

3. VÀI ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ MƯA:

- Lượng mưa trung bình năm: 1.141 mm

- Số ngày mưa trung bình năm: 116 ngày

- Số lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 339 mm

- Ngày mưa trung bình tháng lớn nhất: 18 ngày

- Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 22 ngày

- Số ngày mưa trên 50mm: 4.6 ngày

- Số ngày mưa trên 100mm: 2 ngày

- Lượng mưa ngày cực đại: 256 mm

- Lượng mưa ngày cực đại: 1.061 mm

- Lượng mưa năm cực đại: 2.245 mm

- Lượng mưa năm cực tiểu: 739 mm

4. VÀI ĐẶC TRƯNG CỦA CHẾ ĐỘ GIÓ:

- Hướng gióthịnh hành tháng 1 và tầng số Đông Bắc (33), Bắc (32).

- Hướng gió thịnh hành tháng 7 và tầng số Đông Bắc (58).

- Tốc độ gió trung bình 2,3.

- Vũ lượng mưa trung bình cả năm là 1.359,7 mm. Số ngày mưa trung bình cả năm là 119 ngày, mưa nhiều vào tháng 10, 11, 12 nóng nhất vào tháng 6, 7, 8. Khí hậu Nha Trang thuộc khí hậu gió mùa nóng ẩm. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khí hậu Đại Dương nên khí hậu ôn hoà hơn là các nơi trên toàn quốc, rất thích hợp cho du lịch và nghỉ mát, nhiệt độ tuyệt đối không chênh lệch nhiều. Nhiệt độ trung bình là 26,5; mùa Đông mát mẽ dễ chịu, mùa Hè có gió biển thổi vào nên thoáng mát, thời tiết khô ráo ít mưa, ít gió bảo, biển quanh năm ấm áp. Hướng gió Nha Trang thay đổi thường xuyên quanh năm, hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Đông Bắc.

5. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

- Đồ án tốt nghiệp các khoá trước

- Tạp chí kiến trúc

- Báo du lịch Việt Nam

- Tài liệu hướng dẫn phân hạng khách sạn

- Tiêu chuẩn Việt Nam

- Các tài liệu có liên quan khác

6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:

Thời lượng làm đồ án tốt nghiệp là 16 tuần trong đó:

- Phần nghiên cứu kiến trúc là: 10 tuần

- Nghiên cứu kỷ thuật là: 2tuần

- Phần thể hiện đồ án là: 4 tuần

II. BẢN ĐỒ VỊ TRÍ KHU ĐẤT:

(Xem ảnh bản đồ vị trí khu đất được chèn vào thuyết minh)

PHẦN VII: THUYẾT MINH KẾT CẤU

I. LẬP PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU:

- Chọn phương án khe lún: bố trí khe lún tại vị trí tiếp giáp giữa khối cao tầng và khối thấp tầng.

- Hệ kết cấu chịu lực là hệ kết cấu khung,khung phẳng và lõi cứng chịu lực xô của gió và tĩnh tải.

- Sàn làm việc theo hai phương, kết cấu bê tông toàn khối.

- Mái phẳng bằng bêtông cốt thép, lấy vữa tạo dốc.

II. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ TIẾT DIỆN CỘT:

F = K * N / Rn

+ Rn: cường độ chịu nén của bêtông

Rn = 130 kg/cm2 (M300)     

+ N: lực nén tính toán của cột do sàn truyền vào

N = q * S * n với n: số tầng; q = 1,2 tấn/m2 = 1200 kg/m2

Vậy F= K * N / Rn = K * q * S * n / 130 = 9,23 * K * S * n (cm2)

Chiều dày bản sàn: Hb > ln / 45

Với ln = 6000; Hb > 6000 / 45 = 133,3

Chọn Hb = 150 mm

Cột biên giữa:

Hệ số  K = 1.1

Tầng

n

S (m2)

F (cm2)

F (chọn)

1

14

42

596900

700 * 800

5

9

42

383700

700 * 700

8

5

42

213200

500 * 600


Cột trục: (1 ÷ 14)

Hệ số K = 1.2

Tầng

n

S (m2)

F (cm2)

F (chọn)

1

5

24

132900

400 * 400


III. XÁC ĐỊNH SƠ BỘ TIẾT DIỆN DẦM SÀN:

Tiết diện dầm được chọn sơ bộ theo điều kiện độ cứng, dạng dầm khung thanh thẳng nhiều nhịp:

h = (1 / 16 ÷ 1 / 12) * L

với L = 8000; h = 800 / 16 ÷ 800 / 12 = 500 ÷ 666,6

Vậy chọn h = 600 mm

Chiều rộng dầm: 

b = (1 / 2 ÷ 1 / 4) * h

chọn b = 500 mm

Vậy tiết diện dầm chính: chiều dài L = 8000, tiết diện 500 * 600

Tiết diện dầm phụ: l = 4000

hdp = 4000 / 16 ÷ 4000 / 12

Chọn  hdp = 400 mm

Và bdp = (1 / 2 ÷ 1 / 4) * hdp 

Chọn bdp = 300 mm

Vậy tiết diện dầm phụ: chiều dài l = 4000, tiết diện 300 * 400.

Theo dõi
No images
  • Thành viên:tranquang_vp
  • Ngày đăng ký:12/05/2016 09:12:56
  • Số tài liệu:2
  • Số bài viết:0
  • Số tài liệu download:5
  • Tài khoản:15.000 đ
Bình luận
Chưa có bình luận nào