Chào cả nhà!!!.....các bạn cho mình hỏi chút là, phương pháp tính động đất được áp dụng hiện nay là gì ko. Vì theo mình được biết thì có nhiều phương pháp tính???
[Phần nội dung cập nhật thêm]
-------------------------
Bài viết này mình viết đã lâu, đến nay mình quay lại nhưng cũng không thấy có ai góp ý gì. Tất nhiên là đây chỉ là những thắc mắc trước kia của mình thôi. Giờ thì mình đã hiểu hơn về vấn đề này và cập nhật thêm nội dung để chia sẻ với các bạn.
Đúng là có nhiều phương pháp tính toán công trình trình chịu tải trọng động đất, nhưng thực ra không có phương pháp tính động đất cụ thể nào được chọn ra để làm phương pháp tính toán công trình trình chịu tải trọng động đất. Các quy định về tính toán công trình trình chịu tải trọng động đất được quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam TCVN9386-2012.
Tiêu chuẩn này rất dài dòng và loằng ngoằng rắc rối, mình không thể nào nói rõ được ở đây. Bạn nào muốn tìm hiểu chi tiết thì tải về tài liệu TCVN9386-2012 để tự tìm hiểu. Ở đây mình chỉ nêu ra tóm tắt những nội dung chính mà có đề cập về vấn đề chọn phương pháp tính động đất thôi.
Phần dành cho kết cấu nhà
*) Đối với phương pháp tham khảo hoặc tự nghĩ ra
Phương pháp tham khảo để xác định các hệ quả động đất phải là phương pháp phân tích phổ phản ứng dạng dao động, sử dụng mô hình đàn hồi tuyến tính của kết cấu và phổ thiết kế cho trong mục 3.2.2.5 của TCVN9386-2012.
*) Đối với phương pháp được quy định trong TCVN9386-2012
Tùy thuộc vào các đặc trưng kết cấu của nhà, có thể sử dụng một trong hai phương pháp phân tích đàn hồi-tuyến tính sau:
- Phương pháp tuyến tính:
+ Phương pháp "Phân tích tĩnh lực ngang tương đương" đối với nhà thỏa mãn những điều kiện cho trong mục 4.3.3.2 của TCVN9386-2012;
+ Phương pháp "Phân tích phổ phản ứng dạng dao động", là phương pháp có thể áp dụng cho tất cả các loại nhà (xem mục 4.3 3.3 của TCVN9386-2012).
- Phương pháp phi tuyến cũng có thể được sử dụng thay thế cho phương pháp tuyến tính, ví dụ:
+ Phân tích tĩnh phi tuyến;
+ Phân tích phi tuyến theo thời gian (động); miễn là thỏa mãn những điều kiện quy định trong (5), (6) của điều này và trong mục 4.3.3.4 của TCVN9386-2012.
Phần dành cho nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật
*) Đối với nền móng
Không có bất cứ phương pháp tính nào, thay vào đó là các chỉ dẫn thiết kế chung và các chỉ dẫn thiết kế riêng cho từng loại móng.
*) Đối với tường chắn
- Phương pháp tựa tĩnh.
- Bất kỳ phương pháp nào được thiết lập trên cơ sở các quá trình của động lực học kết cấu và đất, và cùng với các kinh nghiệm và các quan trắc, về nguyên tắc là có thể chấp nhận được trong việc đánh giá độ an toàn của kết cấu tường chắn đất.
Các vấn đề sau đây cần được xét đến:
+ Ứng xử phi tuyến nói chung của đất trong tương tác động lực học với kết cấu tường chắn;
+ Các hiệu ứng quán tính đi kèm với khối lượng của đất, của kết cấu, và của tất cả các tải trọng trọng lực có thể tham gia vào quá trình tương tác;
+ Các hiệu ứng thủy động gây ra bởi sự có mặt của nước trong đất phía sau tường và/hoặc bởi nước ở mặt ngoài của tường;
+ Sự tương thích giữa các biến dạng của đất, tường và giằng (nếu có).
Lời kết
Đối với từng phương pháp tính toán công trình chịu tải trọng động đất thì đều có các tài liệu nói rất chi tiết, tiêu chuẩn tính toán động đất TCVN9386-2012 cũng được bộ xây dựng công bố trên mạng các bạn tự tìm hiểu thêm. Bài viết này của mình cốt chỉ để giải đáp cái thắc mắc về phương pháp được dùng trong tính toán công trình chịu tải động đất thôi, nếu nói loằng ngoằng hay chi tiết quá thì các bạn có thể bị rối.
Họ tên:Lê Thanh Hải
Tên đăng nhập:lethanhhaibro
E-mail:thanhhaixdk47@gmail.com
Số bài viết:0
Số tài liệu:2
Ngày đăng ký:06/11/2015 08:47:02
Trang trò chuyện:Trang trò chuyện