Các liên kết quan hệ:
Chi tiết tài liệu

Thiết kế cấp thoát nước nhà ở gia đình 6 tầng

No images
  • Thể loại:Cấp thoát nước
  • Đăng bởi:admin
  • Ngày đăng:18/12/2022 15:45:31
  • Ngày Sửa đổi:17/05/2024 22:39:56
  • Dung lượng:2,50 Mb
  • Download:4
  • Giá bán:15.000 đ
  • Kiểm duyệt:Đã phê duyệt
Báo cáo
Bạn chưa đăng nhập?
  • Mô tả
  • Thành viên

Thiết kế cấp thoát nước nhà ở gia đình 6 tầng (bản vẽ, thuyết minh). Nội dung tài liệu cấp thoát nước trong nhà này bao gồm các phần chính như sau:

- Các bản vẽ thiết kế kiến trúc của công trình nhà ở gia đình 6 tầng.

- Các bản vẽ mặt bằng cấp thoát nước các tầng nhà của căn nhà ở.

- Mặt bằng, mặt cắt bể tự hoại.

- Sơ đồ khối cấp thoát nước trong nhà cho công trình.

- Thuyết minh tính toán cấp thoát nước trong nhà.

Tài liệu thiết kế cấp thoát nước trong phòng này thích hợp để các bạn tham khảo làm các đồ án môn học chuyên ngành cấp thoát nước.

Về thiết kế cấp thoát nước nhà ở gia đình 6 tầng này:

* Quy mô công trình cấp thoát nước:

- Công trình có 5 tầng và 1 tầng lửng.

- Tiêu chuẩn cấp nước q = 150 l/người.ngày đêm.

- Áp lực tối đa mạng lưới nước cấp thành phố là 20 m, tối thiểu là 10 m. Đường kính ống mang lưới nước cấp la 150 mm.

- Căn hộ có 6 người.

- Lưu lượng cấp nước cho công trình trong ngày đêm:

Qngđ = 6 x 150 = 900 l/ngđ = 0.90 m3/ngđ

Vì công trình nhà ở nên ta không thiết kế hệ thống cấp nước chữa cháy.

* Lựa chọn hệ thống cấp nước:

Vì tầng áp mái không sử dụng hệ thống nước nên áp lực cần thiết của công trình ta chỉ tính đến tầng sân thượng là Hct = 24 m.

Với áp lực của mạng lưới thành phố như trên thì chỉ có thể cấp nước liên tục cho tầng trệt, tầng lửng. Còn tầng 1 thì giờ thấp điểm mới có nước, còn tầng 2, sân thượng không đủ áp lực để cấp nước. Do đó chắc chắn trong hệ thống ta phải co trạm bơm và két nước dự trữ. Tuy nhiên khi bơm nước thì trong ống sẽ xảy ra hiện tượng sụt áp nên vào giờ cao điểm nước sẽ chảy rất yếu ở tầng trệt. Và áp lực tối thiểu là 10 m, lớn hơn điều kiện xây dựng bể chứa nước, đồng thời đường kính ống mạng lưới là 150 mm là khá lớn nên ta có thể bơm trực tiếp từ mạng lưới thành phố. Do đó ta sử dụng phương án sau:

Dùng hệ thống cấp nước có két nước và trạm bơm, tại chan tầng 2 bố trí van 1 chiều, hoạt động của hệ thống như sau:

Vào giờ cao điểm máy bơm sẽ bơm nước trực tiếp từ mạng lưới thành phố lên két nước và các tầng 1, 2, sân thượng dùng nước từ két nước. Vào giờ dùng ít nước, đóng van 1 chiều ở chân tầng 2 lại, khi đó tầng trệt, lửng và tầng 1 dùng nước trực tiếp từ mạng lưới thành phố còn tầng 2 và sân thượng dùng nước từ két nước.

Do nhà ở gia đình nên không có hệ thống cấp nước chữa cháy.

Hệ thống cấp nước phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Sử dụng triệt để áp lực đường ống cấp nước bên ngoài 

- Kinh tế, quản lý dễ dàng, thuận tiện.

- Hạn chế dùng nhiều máy bơm vì tốn điện và công tác quản lý. 

- Kết hợp tốt với mỹ quan công trình, chống gây ồn ảnh hưởng đến công trình

* Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước cho công trình:

- Mạng lưới cấp nước trong nhà bao gồm các đường ống chính, ống đứng, ống nhánh dẫn nước đến các thiết bị vệ sinh.

- Yêu cầu đối với vạch tuyến đường ống cấp nước:

+ Đường ống cấp nước phải đi tới mọi thiết bị vệ sinh trong nhà.

+ Tổng số chiều dài đường ống phải là ngắn nhất.

+ Dễ gắn chắc ống với các cấu kiện của nhà.

+ Thuận tiện, dễ dàng cho quản lý, kiểm tra, sữa chữa đường ống, đóng mở van.

Để gắn ống chắc với cấu kiện của nhà thì có thể sử dụng các bộ phận gắn để ống như móc, vòng móng ngựa, …

Ống cấp nước có thể đặt nổi ngoài mặt tường, đặt chìm trong tường hay đặt trong hợp kỹ thuật chung với các đường ống kỷ thuật khác.

Khi đặt ống hở, để đảm bảo mỹ quan có thể sơn màu đường ống giống như màu tường.

- Một số quy định khi vạch tuyến:

+ Không cho phép đặt ống qua phòng ở, hạn chế việc đặt ống sâu dưới nền nhà vì khi hư hỏng sửa chữa gặp nhiều khó khăn.

+ Các ống nhánh dẫn nước tới các thiết bị vệ sinh, thường đặt với độ dốc i = 0,002 - 0,005 về phía đường ống đứng để dễ dàng xả nước trong ống khi cần thiết.

+ Các ống đứng nên đặt ở gốc tường nhà, mỗi ống nhánh không nên phục vụ quá 5 đơn vị dùng nước và không dài quá 5 m.

+ Đường ống chính cấp nước có thể đặt ở mái nhà, hầm mái hoặc tầng trên cùng. Tuy nhiên phải có biện pháp chống rò rỉ, thấm nước xuống các tầng.

+ Đường ống chính phía dưới có thể bố trí ở tầng hầm hoặc nền nhà tầng một. Loại này thông dụng khi dẫn nước từ ngoài vào. Ống chính có thể bố trí theo mạng vòng hoặc mạng cụt. Loại mạng vòng dùng cho các ngôi nhà công cộng quan trọng yêu cầu cấp nước liên tục.

- Đa số các ngôi nhà có cấp nước bằng mạng lưới cụt, khi hư hỏng hay sửa chữa có thể ngưng cấp nước một thời gian.

+ Vạch tuyến:

Vạch tuyến đường ống cấp nước cho công trình này xem các bản vẽ đính kèm.

-------------------------------------

Mục lục thuyết minh thiết kế cấp thoát nước cho căn nhà ở gia đình 6 tầng này:

Chương I: Hệ thống cấp nước sinh hoạt.

I. Quy mô công trình cấp thoát nước:

II. Lựa chọn hệ thống cấp nước:

III. Vạch tuyến và bố trí đường ống cấp nước cho công trình:

1. Vạch tuyến cấp nước.

2. Chọn đồng hồ đo nước cho hệ thống cấp nước trong nhà.

3. Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống.

4. Tính toán thuỷ lực mạng lưới cấp nước trong nhà.

IV. Tính toán công trình phụ.

1. Tính máy bơm.

2. Tính dung tích két nước mái.

Chương II: Hệ thống thoát nước sinh hoạt.

I. Tính toán mạng lưới thoát nước trong nhà.

1. Xác định lưu lượng nước thải tính toán.

2. Tính thủy lực mạng lưới thoát nước trong nhà.

a. Tính ống thoát nước sinh hoạt.

b. Tính ống thoát phân.

II. Tính toán bể tự hoại.

1. Nhiệm vụ.

2. Tính toán bể tự hoại.

Chương III: Hệ thống thoát nước mưa.

I. Cấu tạo hệ thống thoát nước mái.

II. Tính toán hệ thống thoát nước mái.

Chương IV: Tính toán kinh tế.

Theo dõi
No images
Bình luận
Chưa có bình luận nào