Các liên kết quan hệ:
Chi tiết tài liệu

Hồ sơ yêu cầu tư vấn giám sát thi công xây dựng

No images
  • Thể loại:Hồ sơ xây dựng
  • Đăng bởi:levanhai_vp
  • Ngày đăng:15/01/2019 07:12:44
  • Ngày Sửa đổi:06/07/2024 23:18:26
  • Dung lượng:0,12 Mb
  • Download:2
  • Giá bán:5.000 đ
  • Kiểm duyệt:Đã phê duyệt
Báo cáo
Bạn chưa đăng nhập?
  • Mô tả
  • Thành viên

Hồ sơ yêu cầu tư vấn giám sát cho một công trình nhà xưởng, nội dung công việc tư vấn giám sát là "Cung cấp Dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng & lắp đặt thiết bị cho công trình".

Như các bạn đã biết trong việc xây dựng một công trình thì có nhiều thầu tham gia, trong đó có nhà thầu giám sát thi công. Nhà thầu này sẽ giám sát việc thi công xây dựng lắp đặt trang thiết bị cho công trình của nhà thầu thi công lắp đặt.

Đối với các công trình áp dụng hình thức chỉ định thầu thì chủ đầu tư sẽ chỉ định một nhà thầu cho mỗi gói thầu khác nhau của công trình. Việc giám sát thi công lắp đặt trang thiết bị cho công trình cũng được chủ đầu tư chọn ra một nhà thầu giám sát thi công lắp đặt, bằng việc gửi thư mời chỉ định thầu hoặc gửi hồ sơ yêu cầu kèm thư mời chỉ định thầu cho nhà thầu giám sát thi công lắp đặt được chọn chỉ định thầu.

Trên ảnh đại diện của tài liệu này là thư mời chỉ định thầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt trang thiết bị cho công trình được chủ đầu tư gửi tới nhà thầu giám sát thi công được chọn chỉ định thầu, thư này được đính kèm trong hồ sơ yêu cầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt mà chủ đầu tư gửi cho nhà thầu giám sát thi công lắp đặt.

Tài liệu là file word toàn bộ một hồ sơ tư vấn giám sát thi công xây dựng nhà xưởng và giám sát lắp đặt thiết bị cho công trình nhà xưởng này. Các thông tin thêm về mẫu hồ sơ tư vấn giám sát này, các bạn có thể tham khảo phần tóm lược bên dưới.

Về hồ sơ yêu cầu tư vấn giám sát thi công lắp đặt trang thiết bị cho một công trình đối với những công trình áp dụng hình thức chỉ định thầu thì nó chỉ có thế, các bạn cứ yên tâm mà sử dụng.

Nội dung và tiến độ thực hiện dịch vụ tư vấn giám sát:

1. Nội dung dịch vụ tư vấn:

Dịch vụ tư vấn bao gồm các công tác sau:

- Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

- Tư vấn giám sát lắp đặt thiết bị công trình.

2. Tiến độ thực hiện:

- Thời gian dự kiến bắt đầu thực hiện: theo hợp đồng

- Tiến độ thực hiện: 20 tháng

Phạm vi công việc tư vấn giám sát:

1. Mô tả chi tiết phạm vi công việc đối với nhà thầu tư vấn, nguồn vốn, tên cơ quan thực hiện dự án, thời gian, tiến độ thực hiện.

a) Phạm vi công việc: Cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cho công trình: tên công trình

b) Cơ quan thực hiện dự án: tên công ty

c) Thời điểm dự kiến thực hiện giám sát: ngày, tháng, năm

d) Tiến độ thực hiện: số ngày (ngày)

2. Mô tả các nhiệm vụ cụ thể do nhà thầu tư vấn phải tiến hành trong thời gian thực hiện hợp đồng tư vấn.

2.1. Trong suốt quá trình thi công xây lắp công trình, đơn vị tư vấn giám sát phải thực hiện những nguyên tắc sau:

a) Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng.

b) Cơ cấu, sơ đồ tổ chức nhân sự hợp lý.

c) Năng lực cần thiết của từng vị trí theo điều kiện năng lực của tổ chức cá nhân trong hoạt động xây dựng tuân thủ Nghị định 16/2005/NĐ-CP.

d) Phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân rõ ràng, đầy đủ.

e) Kế hoạch huy động nhân lực theo tiến độ thi công.

f) Kiểm tra và giám sát thường xuyên, liên tục có hệ thống quá trình Nhà thầu thi công xây dựng công trình triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải có ghi nhật ký giám sát, biên bản kiểm tra theo quy định.

g) Hợp tác với Chủ đầu tư và bảo vệ Chủ đầu tư trong các vấn đề liên quan tới công trình.

h) Kiểm tra thiết kế bản vẽ thi công (đơn vị tư vấn thiết kế lập), biện pháp tổ chức thi công, kế hoạch tiến độ thi công, công tác an toàn, vệ sinh môi trường theo hợp đồng (nhà thầu thi công lập).

i) Kiểm tra hồ sơ pháp lý và hồ sơ thiết kế. Nêu ra các ý kiến tư vấn hoặc kiến nghị với Chủ đầu tư những vấn đề chưa tốt trong hồ sơ thiết kế thi công. Xử lý tại hiện trường các vấn đề kỹ thuật mà không ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành và thời gian hoàn thành công trình nhưng phải được sự cho phép của Chủ đầu tư.

j) Duy trì liên hệ với Nhà thầu đảm bảo công trình xây dựng được thực hiện theo đúng hồ sơ thiết kế, các điều kiện kỹ thuật của công trình, các tiêu chuẩn, quy phạm và thời hạn ghi trong hợp đồng.

k) Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng, quy trình và biện pháp tự kiểm tra chất lượng của Nhà thầu nhằm thi công công trình đúng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế và hợp đồng. Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế, yêu cầu kỹ thuật của công trình, các tiêu chuẩn, quy phạm về chất lượng và quy cách vật liệu đưa vào sử dụng trong công trình. Kiểm tra thiết bị tại hiện trường có phù hợp với công nghệ và đã qua kiểm định vào sử dụng tại công trình, biện pháp phòng hộ an toàn.

l) Kiểm tra phân tích các đề nghị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng của Nhà thầu.

m) Kiểm tra tiến độ công trình, chất lượng thi công, nghiệm thu công việc, bộ phận hạng mục công trình, xác nhận khối lượng thực hiện.

n) Đôn đốc chỉnh lý các văn bản hợp đồng và tài liệu kỹ thuật.

o) Tham gia cùng Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, Nhà thầu xây lắp tiến hành công tác nghiệm thu theo quy định, hoàn công công trình, chuẩn bị báo cáo nghiệm thu hoàn thành công trình.

2.2. Đơn vị tư vấn giám sát phải thực hiện công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng công trình theo đúng những quy định tại Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ và các quy định hiện hành của nhà nước. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về chất lượng xây dựng của các hạng mục công trình.

Ngoài ra, đơn vị tư vấn giám sát phải lập đề cương giám sát, soạn thảo các nội dung phục vụ công tác kiểm tra và nghiệm thu dựa trên các quy trình quy phạm theo đúng từng hạng mục và cho từng phần việc cụ thể của hạng mục đó như: 

a) Nội dung giám sát thi công xây lắp trong giai đoạn chuẩn bị xây lắp: cán bộ giám sát phải kiểm tra giám sát công tác trắc đạt, kiểm tra các điều kiện khởi công công trình.kiểm tra vật tư, vật liệu đem về công trường. Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng sử dụng, phải đưa khỏi phạm vi công trường mà không được phép lưu giữ trên công trường. Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định không được đưa vào sử dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết, có thể yêu cầu lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật liệu, cấu kiện và chế phẩm xây dựng. Kiểm tra chất lượng hồ sơ, tài liệu pháp lý, tài liệu thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng công trình, tài liệu thiết kế tổ chức thi công, tài liệu tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật áp dụng. 

b) Nội dung giám sát thi công trong giai đoạn thi công xây lắp: theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt:

b.1. Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất. Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượng công tác đạt được và tiến độ thực hiện các công tác. Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của chủ đầu tư. Phối hợp các bên thi công và các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong quá trình thi công. Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp. Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định.

b.2. Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc đề xuất chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu hiệu chỉnh; Đề xuất kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng, ...

b.3. Giám sát công tác thí nghiệm, thử nghiệm; Giám sát an toàn trong thi công xây lắp; Giám sát vệ sinh môi trường trong thi công xây lắp.

c) Nội dung giám sát thi công trong giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình: Tư vấn giám sát phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng. Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng. Khi kiểm tra thấy công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, đề xuất chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu công trình. Biên bản tổng nghiệm thu là cơ sở pháp lý để bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và là cơ sở để quyết toán công trình.

3. Yêu cầu về chế độ báo cáo có liên quan đến phạm vi dịch vụ tư vấn:

a) Báo cáo kiểm tra điều kiện khởi công; Báo cáo kiểm tra điều kiện năng lực đơn vị thi công (nhân lực, máy móc, phương tiện thi công, kho bãi, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, phòng thí nghiệm); Báo cáo kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị thi công và các báo cáo khác có liên quan đến điều kiện thi công công trình (mặt bằng thi công, an toàn, vệ sinh môi trường, PCCN, ...).

b) Kịp thời phản ánh cho chủ đầu tư những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công kể cả công tác giải phóng mặt bằng và phối hợp với các đơn vị liên quan để giải quyết.

c) Hàng tuần vào ngày thứ 6 và hàng tháng vào ngày 30 Tư vấn báo cáo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện của tuần trước, tháng trước của các hạng mục công trình.

d) Có trách nhiệm bảo vệ và giải trình các tài liệu, hồ sơ do Tư vấn chuẩn bị trong phạm vi của hợp đồng trước các cơ quan và Hội đồng nghiệm thu của các cấp có thẩm quyền theo yêu cầu của chủ đầu tư.

e) Tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện hợp đồng thông qua bộ phận giám sát tại công trường của chủ đầu tư.

f) Có nghĩa vụ chủ động tổ chức thực hiện dịch vụ đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng đã được ký kết.

g) Phối hợp với Bộ phận giám sát tại công trường của chủ đầu tư để kiểm tra giám sát quá trình thi công của Nhà thầu và giải quyết các vướng mắc (nếu có) của công trình.

Các phần chính trong hồ sơ yêu cầu tư vấn giám sát này bao gồm như sau:

PHẦN 1: THƯ MỜI CHỈ ĐỊNH THẦU

PHẦN 2: NỘI DUNG HỒ SƠ YÊU CẦU

Chương I. Chỉ dẫn đối với nhà thầu

Mục 1. Giải thích từ ngữ

Mục 2. Giới thiệu về dự án, gói thầu

Mục 3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu:

Mục 4. Chi phí dự thầu

Mục 5. Giải thích làm rõ hồ sơ yêu cầu

Mục 6. Sửa đổi hồ sơ yêu cầu

Mục 7. Ngôn ngữ sử dụng

Mục 8. Nội dung hồ sơ đề xuất

Mục 9. Thời hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất

Mục 10. Nộp, tiếp nhận hồ sơ đề xuất

Mục 11. Mở hồ sơ đề xuất

Mục 12. Đánh giá hồ sơ đề xuất

Mục 13. Thương thảo hợp đồng

Mục 14. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Mục 15. Giải quyết kiến nghị trong chỉ định thầu

Mục 16. Xử lý vi phạm

Chương II. Bảng dữ liệu yêu cầu

Chương III. Tiêu chuẩn đánh giá

Việc đánh giá Hồ sơ đề xuất bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đánh giá sơ bộ

Bước 2: Đánh giá chi tiết

Chương IV.  Đề xuất kỹ thuật

A. Mẫu đơn dự thầu 

B. Bảng liệt kê kinh nghiệm công ty

C. Đề xuất sửa đổi và bổ sung Điều kiện tham chiếu.

D. Mô tả phương pháp luận và kế hoạch thực hiện dịch vụ tư vấn

E. Danh sách đội ngũ chuyên gia TV và bảng phân công trách nhiệm

F. Mẫu Sơ yếu lý lịch 

G. Lịch biểu tiến độ chung

Chương V. Đề xuất tài chính

A. ĐƠN DỰ THẦU

(Hồ sơ đề xuất tài chính)

B. Biểu mẫu tổng giá chào thầu

C. Bảng tiên lượng mời thầu chi tiết

Chương VI. Điều khoản tham chiếu

"Điều khoản tham chiếu" bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

1. Giới thiệu:

2. Cơ sở pháp lý để thực hiện dự án:

3. Phạm vi công việc:

4. Trách nhiệm của Bên mời thầu:

Chương VII. Mẫu Hợp đồng

Điều 1. Nội dung công việc phải thực hiện:

Điều 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật:

Điều 3. Thời gian, tiến độ thực hiện:

Điều 4. Giá trị Hợp đồng:

Điều 5. Thanh toán hợp đồng:

Điều 6. Tranh chấp và giải quyết:

Điều 7. Bất khả kháng:

Điều 8. Tạm dừng, hủy bỏ hợp đồng:

Điều 9. Phạt khi vi phạm hợp đồng:

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

Điều 12. Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt

Điều 13. Điều khoản chung:

Theo dõi
No images
  • Thành viên:levanhai_vp
  • Ngày đăng ký:26/09/2015 01:37:24
  • Số tài liệu:6
  • Số bài viết:0
  • Số tài liệu download:2
  • Tài khoản:20.000 đ
Bình luận
Chưa có bình luận nào