Các liên kết quan hệ:
Chi tiết tài liệu

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư - trung tâm văn hóa, nhà văn hóa thể thao tỉnh Hà Nam

No images
  • Thể loại:Tài liệu học tập
  • Đăng bởi:admin
  • Ngày đăng:27/08/2019 09:33:42
  • Ngày Sửa đổi:12/07/2024 23:36:16
  • Dung lượng:7,44 Mb
  • Download:8
  • Giá bán:20.000 đ
  • Kiểm duyệt:Đã phê duyệt
Báo cáo
Bạn chưa đăng nhập?
  • Mô tả
  • Thành viên

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư - nhà văn hóa thể thao đầy đủ bao gồm: thuyết minh, file cad, phối cảnh 3D. Công trình là nhà văn hóa thể thao thiếu nhi được xây dựng ở Hà Nam. Tài liệu này là một đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư, nên nó thích hợp cho các bạn sinh viên ngành kiến trúc.

Công trình có thiết kế kiến trúc đẹp, trong khi vẫn đảm bảo được công năng và các yêu cầu thiết kế được đặt ra. Tài liệu sẽ rất hữu ích để các bạn tham khảo khi thiết kế các công trình nhà văn hóa thể thao cho các tỉnh thành.

• Nội dung tài liệu nhà văn hóa thể thao này bao gồm có:

- Mặt bằng tổng thể (mặt bằng nhà văn hóa thể thao).

- Các bản vẽ thiết kế kiến trúc chính cho công trình nhà văn hóa thể thao: mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, mặt đứng các trục, bản vẽ các mặt cắt điển hình (mặt cắt dọc, mặt cắt ngang).

- Các bản vẽ kết cấu: mặt bằng kết cấu các tầng, kết cấu mái, sơ đồ kết cấu khung, sơ đồ kết cấu giàn mái, chi tiết các liên kết kết cấu mái.

- Bản vẽ autocad 3D cho nhà văn hóa thể thao, bản vẽ cad 3D phối cảnh đường (thể hiện cảnh quan chung), các bản vẽ phối cảnh view nhìn bằng phương pháp phối cảnh 1 điểm tụ, các bản vẽ cad 2d theo view nhìn các hướng.

- Các bản vẽ sơ đồ cứu hỏa, sơ đồ khối cấp nước cho công trình.

- Các ảnh phối cảnh công trình: phối cảnh mặt đứng các hướng, phối cảnh góc, phối cảnh tổng thể.

- Thuyết minh thiết kế kiến trúc cho công trình nhà văn hóa thể thao.

Bên dưới chính là thuyết minh thiết kế kiến trúc công trình nhà văn hóa thể thao tỉnh Hà Nam. Các bạn có thể đọc để hiểu hơn về công trình, cũng như là hiểu hơn về đồ án thiết kế nhà văn hóa thể thao này.

---***-------------

Phần I: Mục đích xây dựng nhà văn hóa thể thao.

Nhà văn hoá thể thao thiếu nhi tỉnh Hà Nam được xây dựng nhằm bổ khuyết cho những thiếu sót của chương trình dạy học ở nhà trường. Tạo ra một môi trường giao lưu, tiếp xúc, một môi trường học tập, vui chơi cho thiếu nhi toàn tỉnh với nhiệm vụ:

- Giáo dục thiếu niên nhi đồng sống và học tập theo 5 điều Bác Hồ dạy, phát huy truyền thống Cách mạng của quê hương, đất nước để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

- Bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống của tỉnh và dất nước, làm phong phú hơn đời sống văn hoá của tỉnh.

- Nhằm phát hiện, giáo dục và đào tạo năng khiếu cho thiếu niên nhi đồng phát triển toàn diện, đào tạo nhân tài cho đất nước.

- Tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thể dục thể thao theo hướng lành mạnh, hiện đại, phù hợp với sự phát triển chung của đất nước đảm bảo yếu tố "Học mà chơi, chơi mà học".

Phối cảnh tổng thể nhà văn hóa thể thao Hà Nam:

Phối cảnh tổng thể nhà văn hóa thể thao Hà Nam

1. Vị trí công trình, địa điểm xây dựng nhà văn hóa thể thao.

Công trình nhà văn hóa được xây dựng trên một khu đất:

- Phía Bắc giáp khu dân cư.

- Phía Nam giáp Đài phát thanh và truyền hình Hà Nam.

- Phía Đông giáp công trình thương nghiệp.

- Phía Tây giáp đường Tân Khai.

Với hướng chính của khu đất là hướng Tây (từ đường Tân Khai) và hướng Nam (hình vẽ).

2. Hiện trạng khu đất xây dựng nhà văn hóa thể thao.

- Quy hoạch: là một khu đất mới được quy hoạch, tỷ lệ dân cư còn thấp một vài công trình đã được triển khai, còn lại hầu hết mới chỉ là dự án.

- Địa chất, thuỷ văn: khu đất dự kiến xây dựng công trình tiên lượng là đất yếu theo kết cấu địa tầng chung của tỉnh Hà Nam, với Rte = 0,5 kg/cm2, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu khoảng 10 m.

- Dân cư: Hà Nam là một tỉnh mới lập thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, dân số 86 vạn người. Theo số liệu của các cơ quan chuyên ngành của tỉnh cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh số học sinh đang ở độ tuổi đi học là 1/2,5 người. Chiếm khoảng 20 - 25 % dân số là 215.000 người, trong đó người đang ở độ tuổi thiếu nhi chiếm khoảng 30 % (71.000 người). Đời sống văn hoá còn thấp.

Phân tích những yếu tố:

+ Vị trí:

Công trình nằm trên một khu đất mới quy hoạch với những tuyến giao thông đang được xây dựng, nên việc đi lại rất thuận tiện. Công trình nằm ở trung tâm của thị xã Phủ Lý bên cạnh nó là các công trình quan trọng đang được xây dựng như: Đài phát thanh, trường học, trụ sở, bệnh viện, ... Và đặc biệt là ở phần đối diện, bên kia đường Tân Khai là một dự án xây dựng công viên Chùa Bàu. Và như vậy sẽ tạo thành một quần thể văn hoá vui chơi nghỉ ngơi của thị xã Phủ Lý nói riêng và của tỉnh Hà Nam nói chung.

+ Về qui hoạch:

Nằm trong một tổng thể quy hoạch trung tâm của thị xã Phủ Lý, công trình có một vị trí thuận lợi, đặc biệt là hệ thống giao thông thuận tiện, liên hệ trực tiếp tới các tuyến giao thông chính như: quốc lộ 1A ...

+ Quy mô công trình:

Khi cân nhắc đến quy mô công trình thì phải đối chiếu với nhiệm vụ thiết kế, điều kiện thực tế nơi đặt vị trí công trình để đưa ra diện tích sử dụng cho hợp lý.

Công suất phục vụ của công trình được tính trên % tỷ lệ dân cư trong tỉnh.

Phần II: Các giải pháp, phương án sử dụng cho công trình nhà văn hóa thể thao.

Là một công trình văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong thế kỷ 21 đặc biệt là cồng trình dành cho thiếu nhi, ngoài việc công trình phải đảm bảo một dây truyền hợp lý, trang thiết bị hiện đại đảm bảo được nhu cầu sử dụng, yêu cầu về mặt kỹ thuật và mỹ thuật cao. Về mặt xã hội, là một công trình văn hoá, nó phải thể hiện được một nền văn hoá đầm đà bản sắc dân tộc, thể hiện được một tinh thần cao thượng, tương thân tương ái của con người Việt Nam, ở đây em đưa ra hai phương án.

Phương án so sánh nhà văn hóa thể thao:

Xuất phát điểm từ ý đồ kiến trúc là: sử dụng những khối hình cơ bản (chữ nhật, vuông, tròn, ...) sắp xếp tạo nên công trình (như một trò chơi xếp hình của các em bé). Được bố cục phân tán, các khối phân khu rõ ràng có thể hoạt động độc lập với nhau và được liên kết với nhau bởi nhà cầu. Với phương án này, thì nó đảm bảo được về mặt ánh sáng và thông thoáng, nhưng bên cạnh đó còn có những nhược điểm.

- Việc bố trí các khối chức năng phân tán, về mặt quy hoạch tổng thể hơi rời rạc, hơn nữa các khối rời rạc không thống nhất trong một khối kiến trúc sẽ làm giảm khả năng định hướng cho người sử dụng.

- Việc bố cục phân tán vẫn chưa nói lên được ý đồ kiến trúc ban đầu.

Phương án chọn nhà văn hóa thể thao:

Nhằm khắc phục những nhược điểm trên của phương án so sánh, em đưa a phương án chọn: kết hợp giữa tập trung và phân tán. Nhìn trên tổng thể thì công trình có hình khối tổng thể là một hình vuông của khối học tập câu lạc bộ, với một phần được phá ra kết hợp với một cung tròn khối thể thao. Khối học tập câu lạc bộ được kết hợp với khối thể thao thông qua tuyến nhà cầu. Các khối được bố trí lùi vào trong tạo khoảng sân rộng phía trước mặt dùng làm sân tập trung nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời, cũng là để cách li tiếng ồn và bụi bẩn từ ngoài đường. Bên cạnh đó việc bố trí mặt bằng hợp lí tạo ra một mảng không gian sân vườn bên trong sân trong, góp phần đáng kể vào việc cải tạo vi khí hậu bên trong công trình. Hình khối công trình đơn giản khoẻ khoắn phù hợp với nhiệm vụ của công trình, khối thiển kiều cùng bể nước cứu hỏa được nhô cao tạo điểm nhấn cho công trình, công trình với chiều cao tầng trung bình là ba tầng.

Phần III: Phân tích ý đồ kiến trúc cho công trình nhà văn hóa thể thao.

1. Giải pháp quy hoạch mặt bằng nhà văn hóa thể thao.

Công trình có mặt chính là hướng Tây nhìn ra trục đường Tân Khai và hướng Nam. Trên mặt bằng được chia khá rõ rệt giữa hai khu vực hoạt động trong nhà và hoạt động ngoài trời, vì vậy công trình có được tầm mắt và hướng nhìn thoáng rộng và đẹp mắt. Công trình được bố cục gọn gàng các khối được liên kết một cách chặt chẽ, hài hoà và phong phú, vui mắt. Sự kết hợp chặt chẽ của các khối cộng với sự sử dụng hợp lý các chất liệu hiện đại làm cho công trình có một cấu trúc không gian đẹp và phù hợp với quy hoạch chung. Khu vực ngoài trời được bố trí ở mặt trước công trình và nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời như: sân thể thao ngoài trời, đu quay, ... vườn cảnh rộng, tạo tầm nhìn tốt cho công trình, bên cạnh đó gây cảm giác nhẹ nhàng. Công trình gồm nhiều khối kết hợp một cách hài hoà, chặt chẽ với xu hướng tăng dần chiều cao về phía trong gây được sự chú ý cho mọi người. Các mảng cây xanh sân chơi, mặt nước làm tăng cảm giác mềm mại đưa thiên nhiên hoà nhập công trình và làm giảm tiếng ồn, khói bụi giao thông.

2. Giải pháp cấu trúc không gian nhà văn hóa thể thao của phương án.

Là một công trình danh cho thiếu nhi, nên lấy nguồn cảm hứng từ trò chơi xếp hình của các em bé, sử dụng các hình khối cơ bản: chữ nhật, vuông, tròn, ... sắp xếp, các hình khối kết, cài đặt vào nhau tạo nên không gian của công trình.

Không gian sảnh là được định hướng bởi một khối cao 3 tầng vươn ra phía trước là phân giao nhau bởi khối 3 tầng và khối 2 tầng. Khi bước chân vào sảnh, chúng ta sẽ bắt gặp một không gian giao lưu, không gian văn hoá, mà qua đó mà qua đó chúng ta sẽ cảm nhận được những hoạt động ở trong công trình.

Với sự định hướng bởi không gian trung tâm, ta dễ dàng nhận ra sảnh của khối hội trường (kế tiếp với không gian nay), các không gian được sắp xếp liên tục, liên hệ mật thiết với nhau, tạo ra một môi trường hoạt động phong phú những vẫn đảm bảo được những hoạt động độc lập tương đối của các khối. Các khối câu lạc bộ được tách ra theo chức năng riêng: khối câu lạc bộ mang tính chất thể thao được đặt phía trước phòng trung tâm đa năng tạo thành một trục thể thao nhằm tăng tính chất thể thao trong công trình. Các khối câu lạc bộ văn hoá khác được đặt ở trên khối chính cao tầng, nhằm giảm ồn đón được hướng gió tốt.

Nhà văn hoá thể thao thiếu nhi tỉnh Hà Nam:

1. Bộ phận đón tiếp.

+ Sảnh + khánh tiết: 300 m2

+ Không gian trung tâm: 400 m2

+ Phòng truyền thống: 1P x 72 m2 = 72 m2

+ Phòng tiếp khách: 1P x 36 m2 = 36 m2

+ Gửi mũ áo: 1P x 20 m2 = 20 m2

+ Trực: 1P x 16 m2 = 16 m2

2. Hội trường.

+ Phòng khán giả 800 chỗ: 800 x 0.8 m2/người = 640 m2

+ Sảnh hội trường: 160 m2

+ Sân khấu: 150 m2

+ Phòng máy chiếu : 1P x 24 m2 = 24 m2

+ Phòng kỹ thuật điện: 1P x 18 m2 = 18 m2

+ Phòng kỹ thuật ánh sáng: 1P x 18 m2 = 18 m2

+ Phòng thuyết minh: 1P x 18 m2 = 18 m2

+ Phòng hoá trang diễn viên: 2P x 30 m2 = 60 m2

+ Kho phông màn, đạo cụ: 2P x 24 m2 = 48 m2

+ Kho đồ gỗ: 2P x 24 m2 = 48 m2

+ Phòng kỹ thuật

3. Khối câu lạc bộ.

Câu lạc bộ thể thao:

- Phòng bóng bàn: 1P x 70 m2 = 70 m2

- Phòng võ thuật: 1P x 90 m2 = 90 m2

- Phòng thủ công: 1P x 90 m2 = 90 m2

- Phòng cờ vua: 1P x 60 m2 = 60 m2

-Phòng thể dục thẩm mỹ: 1P x 90 m2 = 90 m2

Câu lạc bộ văn học nghệ thuật:

- Phòng học nhạc: 2P x 40 m2 = 80 m2

- Phòng học múa: 1P x 90 m2 = 90m2

- Phòng chuẩn bị: 1P x 50 m2 = 50 m2

- Phòng hội hoạ điêu khắc: 1P x 70 m2 = 70 m2

- Phòng kiến trúc + mô hình: 2P x 50 m2 = 100 m2

- Phòng đọc sách: 100 m2

+ Sảnh: 24 m2

+ Kho: 24 m2

- Phòng nghiên cứu lịch sử: 1P x 36 m2 = 36 m2

- Phòng học văn học: 1P x 36 m2 = 36 m2

* Câu lạc bộ chuyên đề.

- Phòng KHKT cơ bản: 1P x 40 m2 = 40 m2

- Phòng tin học + điện tử: 2P x 36 m2 = 72 m2

- Phòng học ngoại ngữ: 3P x 36 m2 = 108 m2

- Phòng đoàn đội: 1P x 36 m2 = 36 m2

- Phòng câu lạc bộ khoa học vui: 1P x 36 m2 = 36 m2

4. Khối hành chính quản trị.

- Phòng giám đốc: 1P x 36 m2 = 36 m2

- Phòng phó giám đốc: 2P x 24 m2 = 48 m2

- Phòng hành chính tổng hợp: 1P x 24 m2 = 24 m2

- Phòng vệ sinh.

- Kho để đồ.

5. Khối thể thao.

- Sảnh: 150 m2

- Sàn thi đấu: 18 m x 36 m = 640 m2

- Phòng huấn luyện viên : 1P x 24 m2 = 24 m2

- Phòng y tế: 2P x 24 m2 = 48 m2

- Căng tin: 2P x 50 m2 = 100 m2

- Khối khán đài: 650 m2

- WC.

- Khu vận động viên:

+ Sảnh vận động viên.

+ Khu thay quần áo: Nam 1P x 36 m2 = 36 m2, Nữ 1P x 36 m2 = 36 m2

+ WC.

Phần IV: Giải pháp kết cấu cho công trình nhà văn hóa thể thao.

Lựa chọn lưới cột: 6x8 m, 8x8 m là hợp lý với công trình dành cho thiếu nhi và cũng rất linh hoạt trong việc bố trí các không gian làm việc. Khối câu lạc bộ là những cột trung bình dùng hệ cột bê tông cốt thép (BTCT) kết hợp với sàn BTCT đổ tại chỗ.

Do chiều dài mặt nhà lớn nên tại những chỗ chuyển tiếp giữa các khối chức năng và các hướng, có bố trí các khe lún tại các trục 9. Hệ kết cấu nhà cầu cũng được bố trí riêng và tại chỗ tiếp giáp cũng bố trí các khe lún.

Đối với khối thể thao sử dụng không gian lớn  với hệ kết cấu mái sử dụng dàn phẳng vượt khẩu độ 36x36 m (hình vẽ). Phần khán đài sử dụng hệ cột riêng khẩu độ 6 m.

CÁC GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG:

1. Giải pháp móng công trình nhà văn hóa thể thao.

Nhà văn hoá thể thao thiếu nhi tỉnh Hà Nam là công trình công cộng có thời gian sử dụng lâu dài và phải có độ bền cao nên yêu cầu giải pháp móng cho công trình phải đảm bảo độ chịu lực, ổn định biến dạng ở mức cao nhất có thể có được.

Đặc tính của công trình là: bước cột khẩu độ lớn và trung bình, tải trọng tác dụng lên móng lớn. Do vậy phương án của trung tâm văn hoá sẽ tập trung vào các giải pháp móng cọc.

Cọc ống sâu: cọc đường kính 550 mm, sâu 10 - 15 m.

Ưu điểm của phương án:

- Các chỉ tiêu về kỹ thuật hoàn toàn bảo đảm.

- Sức chịu tải cọc lớn, số lượng cọc giảm nên có lợi về thi công đóng cọc.

- Độ lún rất nhỏ.

- Chi phí bê tông giảm 950 - 55 % so với các giải pháp móng khác.

- Chi phí thép giảm (30 - 355) so với các giải pháp móng khác.

Do đó tổng chi phí móng giảm đáng kể.

Với việc lựa chọn trên, việc xem xét tận dụng hệ thống cọc móng cho công trình trung tâm văn hoá hoàn toàn đảm bảo về kỹ thuật và có lợi ích kinh tế.

2. Kết cấu của công trình nhà văn hóa thể thao.

a. Thành bao che.

Phải chịu được tác động bên ngoài như động đất cấp 7, ..., có khả năng sử dụng ít nhất 10 năm không pjải bảo dưỡng, sửa chữa, có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

b. Tường và vách ngăn.

Chống được va đập nhẹ, chống ẩm, chống thấm nước, không chỉ ở phía trước mà còn ở diện tích tường. Tại các khu vực vệ sinh, các tường vách ngăn không bị tác động của chất hoá học.

c. Sàn.

Chịu trọng tải:

- 250 kg/m2 tại các câu lạc bộ hoặc các nơi tương tự.

- 500 kg/m2 nơi có khách đi lại (sảnh chung, nơi giải khát, ...)

d. Trần.

Trần tại các sảnh lớn (sảnh chung, giải khát, ...) cần phải có bảo đảm âm thanh rõ ràng, có sự hiệu chỉnh âm lượng, bao gồn các đòi hỏi sau:

- Có hiệu quả khi hiêu chỉnh âm thanh (trong vòng 2 giây).

- Độ nhậy cao.

- Thiết bị hiệu chỉnh âm thanh được gắn trên các mặt tường.

Các vật liệu sử dụng cos độ chống cháy cao.

e. Mái.

Có độ kín cao, không thấm nước và bảo đảm sự hài hoà trong kiến trúc, dễ sử chữa, dễ bảo dưỡng định kỳ và cách nhiệt. Thời gian  khai thác sử dụng ít nhất là 10 năm trong điều kiện bảo dưỡng thường xuyên.

g. Đồ gỗ bên ngoài.

- Không biến dạng dưới tác dộng bên ngoài.

- Kín không thấm nước và không khí.

- Sử dụng gioăng cao su.

- Dễ bảo quản thường xuyên.

- Độ an ninh, an toàn cao, chống bẻ khoá.

h. Cửa.

Mở ra bên ngoài phải có phanh hãm từ từ để tránh va đập bất thình lình.

Cửa bên trong nhà không được mở ra phía ngoài.

i. Đồ gỗ bên trong nhà.

- Đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

- Vật liệu ốp tường: chống thẩm nước, không bám bụi, ... theo các tiêu chuẩn thiết kế Quốc tế.

k. Âm thanh.

Tại các sảnh công cộng, việc hiệu chỉnh âm thanh rã tiếng đạt được trong vòng 2 giây. mức độ cách âm tuỳ theo yêu cầu ứng với dải tần số 125, 500, 1000. 2000 và 4000 Hz. Khi thiết kế cần chú ý tới khả năng cách âm tốt nhất. Âm lượng do máy móc, kỹ thuật, thiết bị gây ra trong nhà phải nhỏ hơn 30.

3. Lựa chọn các giải pháp kết cấu chủ yếu cho công trình nhà văn hóa thể thao.

- So sánh các giải pháp sử dụng vật liệu:

Trong các công trình xây dựng có nhiều giải pháp kết cấu như: Kết cấu gạch đá, kết cấu gỗ, kết cấu thép, kết cấu bê tông cốt thép. Với công trình này ta sẽ so sánh các giải pháp kết cấu, vật liệu để đi đến một giải pháp hợp lý nhất.

a  Kết cấu gạch đá:

Kết cấu gạch đá được dùng từ rất sớm chúng có những ưu điểm sau:

* Ưu điểm:

- Có độ cứng lớn khá vững chắc và bền lâu. Trong kết cấu gạch đá sử dụng được vật liệu địa phương, rẻ tiền, tiết kiệm được số lớn chi phí thép và xi măng.

- Có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.

* Khuyết điểm:

- Trọng lượng bản thân lớn, khả năng chịu lựu không cao, khó cơ giới hoá thi công.

b. Kết cấu thép:

* Ưu điểm:

- Khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao.

- Trọng lượng nhẹ.

- Tính công nghiệp hoá cao.

- Cơ động trong vận chuyển và lắp ghép.

- Tính kín không thấm nước, thấm khí.

* Khuyết điểm:

- Dễ bị xâm thực, bị gỉ ăn mòn.

- Chịu nhiệt kém.

- Kết cấu thép thường được ứng dụng trong các công trình nhà công nghiệp, nhà nhịp lớn, khung nhà nhiều tầng và sử dụng trong xây dựng cầu đường.

c. Kết cấu bê tông cốt thép:

- Bê tông côt thép là một loạI vật liệu xây dựng phức hợp do bê tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực.

* Ưu điểm:

- Có khả năng sử dụng nguyên vật liệu địa phương (cát, đá, sỏi, ...) tiết kiệm thép.

- Có khả năng chịu lựu lớn hơn kết cấu gạch đá, gỗ.

- Bền vững, ít tốn tiền bảo dưỡng.

- Chịu nhiệt tốt.

- Có thể tạo nhiều hình dáng khác nhau để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ kiến trúc.

* Nhược điểm:

- Trọng lượng bản thân lớn.

- Cách âm, cách nhiệt kém, để khắc phục có thể dùng các dạng kết cấu có lỗ rỗng (panel hộp).

- Công tác thi công đổ tại chỗ tương đối phức tạp.

* So sánh 3 giải pháp sử dụng vật liệu trên, với đặc điểm công trình này, ta thấy chọn giải pháp sử dụng kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với kết cấu thép là hợp lý.

4. Tính toán một số cấu kiện chịu lực chính của công trình nhà văn hóa thể thao.

a. Chọn chiều dày sàn.

Hb = D * l / m

Có l2 / l1 < 2  => Tính theo bản kê.

D = 1; m = 40

Hb = 1.600 / 40 = 15 (cm)

Chọn chiều dài sàn 15 cm.

b. Chọn tiết diện dầm.

- Chiều cao tiết diện:

H = ld / md; md = 12 ÷ 20

- Chiều rộng tiết diện: b = (0,3 ÷ 0,5) * h

h = (1 / 12 ÷ 1 / 20 ) * 800

Chọn h = 60 cm => b = 30 cm

Tiết diện dầm h x b = (60 x 30) cm.

c. Chọn sơ bộ tiết diện cột C1 (cột biên).

- Tải trọng bản thân dầm truyền vào cột h x b = (60 x 30) cm

g = (h * b) * 2500 * 1,1 * l *  l / 2

g1 = (0,3 * 0,6 * 2500 * 1,1 * 8 * 8 / 2) + (0,3 * 0,6 * 2500 * 1,1 * 6 * 6 / 2) = 24750 kg

- Tải trọng sàn: 

Hoạt tải : Pb = 400 * 1,2 = 480 kg/cm3

Tĩnh tải: Trọng lượng vữa xi măng 2 cm, γ0 = 200 kg/m3  

Tĩnh tải = 0,02 * 2000 * 1,2 = 48 kg/m3

Trọng lượng bản bê tông = 0,15 * 2500 * 1,1 = 412,5 kg

Vữa trát 1 cm = 0,01 * 1800 * 1,2 = 21,6

=> gb = 48 + 412,5 + 21,6 = 482,1 kg/m3

- Tải trọng truyền vào cột:

g2 = (480 + 482,1) * 6 * 8 / 2 = 23090,4 kg

- Tải trọng tường 110:

g3 =  0,11 * 4,5 * (8 + 6) * 1800 = 12474

=> N = g1+ g2 + g3 = 60310,4 kg

Fb = N x (1,2 ÷ 1,5) / Rn

Bê tông mác 200 => Rn = 90 kg/cm3

Fb = 60310,4 * (1,2 ÷ 1,5) / 90 = 1005,2 cm3

Chọn bcột = 30 cm = bdầm

Chọn hcột = 50 cm => Tiết diện cột (b x h) = (30 x 50) cm

- Kiểm tra độ mảnh:

tb = l0 / b = 450 / 30 = 15 < 30 -> thoả mãn.

- Chọn tiết diện cột tròn:

+Tải trọng dầm truyền vào cột.

g1 = 0,3 * 0,6 * 2500 * 1,1 * 8 * (8 / 2) * 2 = 31680 kg

+ Tải trọng sàn.

Hoạt tải P = 480 kg/cm3

Tĩnh tải gb = 482,1 kg/cm3

=> g2= (480 + 482,1) x 8 x 8/2 = 30787,2 kg

+ Tải trọng tường 110.

g3 = 0,11 * 4,5 * 8,2 *1800 = 14256 kg

=> N = g1 + g2 + g3 = 76723,2 kg

Fb = N * 1,5 / 90 = 76723,2 * 1,5 / 90 = 1278,7 cm2

Fb = Π x d2 / 4

=> d = 40,36 cm

Chọn cột tròn d = 50 cm.

Phần V: Cấp điện cho công trình nhà văn hóa thể thao.

1. Mục đích và yêu cầu cấp điện cho công trình.

- Cung cấp điện, đảm bảo hoạt động bình thường của Nhà Văn Hoá theo công năng sử dụng.

- Hệ cấp điện phải dễ dàng bảo quản, sửa chữa.

- Điện động lực: trưng tâm điều hoà, thang máy , máy bơm, động cơ.

- Điện nhẹ: trung tâm thông tin, điện thoại, điện báo, fax, telex, ...

- Điện bảo vệ.

- Điện trang trí.

- Hệ thống thu lôi trống sét.

- Hệ thống báo cháy tự động.

2. Điện chiếu sáng cho công trình.

- Tiêu chuẩn chiếu sáng: tuân thủ theo tiêu chuẩn chiếu sáng của Việt Nam hiện hành.

- Tổn thất diện áp mạng điện chiếu sáng 0,4 % < 2,5 %

- Loại đèn:

+ Trong nhà: sử dụng đèn huỳnh quang và nung sáng kiểu kín, có chao chụp thuỷ tinh mờ hoặc nhựa plastic với các dạng vuông, tròn, hình chữ nhật, bán cầu, ... khác nhau, tuỳ thuộc vào chức năng, tính chất các nơi được chiếu sáng.

+ Ngoài nhà: sử dụng đèn thuỷ ngân cao áp để chiếu sáng đường vào sân đỗ ô tô. đen pha 500 - 1000 W để chiếu sáng sân thể thao. Chao đề dùng kiểu kín để chống cô trùng. Đèn sân, nền hoa cây cảnh dùng loại nung sáng đặt đứng thấp hoặc đèn pha chiếu tập trung vào vòng cân nhấn sáng, hình dáng đèn đa dạng hợp cảnh quan.

 3. Phương thức chiếu sáng cho công trình.

- Trong nhà:

+ Sử dụng hai phương thức: chung đều và hỗn hợp  tuỳ thuộc vào mục đích chiếu sáng. Đèn có thể được đặt sát trần, treo dưới trần hay áp tường. Một số nơi có yêu câu mỹ quan hay đặc biệt sử dụng đền đặt đứng, đèn bàn, đèn chiếu sân.

+ Những nơi có hoá chất ăn mòn, ẩm ướt nhất thiết phải sử dụng đèn kiểu kín phòng nước và hoá chất ăn mòn.

- Ngoài nhà:

Chiếu sáng chung đều ở đường lề, sân đỗ ô tô bằng các cột đèn cao 6-8m trở lên. Phần sân vườn được chiếu sáng cục bộ. Tất cả các loại đèn đều là dạng chống xâm thực nước.

Mức độ chiếu cáng các khu vực như sau;

+ Sảnh chung quầy giải khát: 150 Lux

+ Các câu lạc bộ : 300 Lux

+ Đi lại, WC: 120 Lux

+ Địch vụ và kho: 150 Lux

Phần VI: Chống sét cho công trình nhà văn hóa thể thao.

1. Tiêu chuẩn chống sét nhà văn hóa thể thao.

- Trung tâm văn hoá  là nơi tập trung đông người mang tính chất công cộng. Mặt bằng công trình lớn do vậy việc bảo vệ trống sét được xác định là cấp II. Điện trở suất xung kích Rxk < 5.

- Hệ thống chống sét phải đảm bảo mỹ quan cho ngoại thất và an toàn tuyệt đối cho người.

- Điện trở xuất của đất đã chọn: RII= 1 x 144 cm

2. Phương thức chống sét nhà văn hóa thể thao.

a. Hệ thống thu sét.

Được đặt trên các mái của công trình xây dựng theo tiêu chuẩn chống sét 20TCN-46-84.

Dùng kim thu sét (loại hiện đại nhất) kết hợp với lưới thu sét bằng sắt đặt trên mái nhà (có thể đặt ngầm trong bê tông mái) với kích thước ô lưới 5 x 5 m để thu sét.

b. Hệ thống dẫn sét.

Dùng dây hay thanh đồng (dẹt hoặc tròn) với tiết diện tối thiểu Q = 10 mm2  để dẫn sét xuống đất. Toàn bộ hệ thống có thể đi độc lập hay kết hợp với đường ống kim loại của các công trình khác để dẫn xuống, song phải đảm bảo mỹ quan và khoảng cách là cứ 20m thì có một dây dẫn xuống đất.

c. Hệ thống nối đất.

Đảm bảo an toàn cho các thiết bị theo tiêu chuẩn nối đất TCVN-4756-84.

Dùng hệ thống thanh và cọc bằng đóng nối thành mạch kín đi vòng xung quanh chu vi nhà. Cách móng công trình 5 m và chôn ngầm ở độ sâu 0,8 m tính từ mặt đất nối liền với nhau thành hệ thống nối đất cho toàn khu.

Phần VII: Thiết kế cấp thoát nước cho công trình nhà văn hóa thể thao.

Nguồn nước: sử dụng nguồn nước chung của thành phố.

1. Sơ dồ và cấu tạo hệ thống cấp nước trong nhà.

Việc cấp nước sinh hoạt cho công trình được thiết kế lấy từ đường cấp nước của thị xã, nước về theo hai đường ống, đường kính 250 mmm cấp vào bể chứa 300 m3 sẽ bố trí nằm trong khu vực  nhà văn hoá dưới các thảm cỏ, cạnh bể chứa có bố trí trạm bơm tăng áp.

Hệ thống cấp nước có nhiệm vụ đưa nước lên bể mái và tạo thành một mạng cứu hoả trong nhà. Khi có cháy xảy ra, tại các họng cứu hoả bố trí trong nhà dùng vòi rồng đầu phin, kết hợp với bình bọt CO2  và hệ thống dò khói, đo nhiệt cũng như hệ thống tự động điều kiển các máy bơm để dập tắt đám cháy.

Nước từ hai bể chứa trên mái với dung tích 30 m3 qua các thiết bị kử trùng bằng tia cực tím sẽ theo hệ thống ống dẫn phân phối đều đến các điểm lấy nước để đảm bảo  áp lực và lưu lượng nước cho toàn nhà luôn như nhau.

Đối với hệ thống cấp nước nóng sẽ được lấy tại các điểm đặt bình đun nước nóng  100 - 120 lít để đưa vào từng vị trí phục vụ sao cho sự tổn hao về nhiệt là thấp nhất, nhưng vẫn đảm bảo cho áp lực nước nóng và nước lạnh tại các điểm lấy là cân bằng nhau.

Cấp nước cho sản phẩm.

Hệ thống nước dẫn lên bể mái cũng đồng thời là hệ thống cấp nước cho sản suất.

Nước tưới cây cảnh và bể phu tạo cảnh sẽ lấy theo hệ thống cứu hoả vòng ngoài. Nước tưới thảm cỏ theo phương án tự phun và quay tạo ra những tia nước mạnh và xa tưới cho toàn thảm cỏ.

* Tóm lại hệ thống cấp nước cho nhà văn hoá được bố trí như sau:

- Bên ngoài có hệ thống cứu hoả và cấp nước cho bể chứa đồng thời cũng là những điểm lấy nước tưới đường tưới cây cảnh.

- Trong nhà có;

+ Có hệ thống ống nước cấp lên mái và cấp theo các hoạt động khai thác.

+ Mạng ống cấp nước cứu hoả được thiết kế độc lập riêng.

+ Hệ thống cấp nước nóng được bố trí hợp lý và tiện sử dụng nhất.

2. Phần thoát nước cho nhà văn hóa thể thao.

a. Thoát nước sinh hoạt.

Nước bẩn sinh hoạt được thu qua hệ thống ống nhựa nằm trong các hộp ký thuật. trong quá trình sử dụng, để  đảm bảo hệ thống làm việc tốt, trên hệ thống có bố trí các điểm thông tắc  và kiểm tra, tẩy rửa. nước bẩn sinh hoạt sẽ theo toàn bộ hệ thống ống đứng xuống các ga chuyển tiếp, sau đó đưa về 3 bể phốt với dung tích 200 m3. Vị trí các bể phốt sẽ đặt dưới các thảm cỏ xung quanh nhà tại các vị trí ít người qua lại, toàn bộ cặn sẽ được giữ lại, nước qua bể phốt sẽ theo đường ống  đường kính 200 mm ra ngoài và hoà nhập vào hệ thống thoát nước mưa và sản xuất.

b. Thoát nước mưa và nước sản xuất.

Nước mưa từ mái nhà qua hệ thống Sênô và rọ chắn rác sẽ chảy theo hệ thống ống nhựa xuống các hố ga thu nước mưa, nước sản xuất của toàn nhà rối theo hệ thống ống bê tông đường kính 200 mm và 300 mm ra khói nhà hoà nhập vào hệ thống thoát nước chung.

c. Hệ thống thoát nước chung.

Hệ thống thoát nước chung cho toàn nhà sẽ bố trí  bằng các ông bê tông cốt thép  đường kính 400 mm và 500 mm chạy ven đường ô tô từ trung tâm  nhà văn hoá ra phía cổng thoát nước của thị xã và đổ về phía nam.

Phần VIII: Hệ thống phòng cháy chữa cháy của công trình nhà văn hóa thể thao.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy bao gồm các bồn chứa nước, bơm dập lửa, ống dẫn và bình phun lắp trong nha.

- Nước chữa cháy có thể lấy ngay từ nguồn nước sinh hoạt.

- Lượng nước dập lửa cần phải có lưu lượng 12.600 lít/phút trong thời gian 180 phút (với lưu tốc bằng 9.000 lít/phút và vòi 3.600 lít/phút).

- Nước dùng chữa cháy: ngoài  nhà 15 l/s, trong nhà 5 l/s.

Ngoài những yêu cầu tiêu chuẩn quy đinh của Việt Nam, cần bảo đảm theo những khuyến cáo quốc tế:

- Sử dụng các vật liệu trống cháy cho công trình.

- Bố trí hệ thống kỹ thuật an toàn, các đường dây điện, hệ thống đường ống kỹ thuật an toàn, các đường dây điện, hệ thống đường ống kỹ thuật phải được bao che và bảo vệ cẩn thận.

- Hệ thống cửa và hành lang thoát hoả phải được bố trí hợp lý, thoáng, bảo đảm cho người thoát ra ngaòi một cách nhanh tróng và an toàn ở bất kỳ khu vực nào  của công trình.

- Bố trí các vách, tường ngăn cháy đầy đủ và hợp lý.

- Bố trí các thiết bị báo cháy điện tử (cảm ứng nhiệt hoặc khói) tại những nơi cần thiết, đảm bảo phát hiện và thông báo kịp thời.

- Hệ thống dập lửa tự động gồm các loại bình bọt, khí CO2 và các thiết bị dập lửa khác do một hệ thống báo động truyền lệnh đến để khởi động làm việc.

1. Hệ thống cung cấp nước chữa cháy cho công trình nhà văn hóa thể thao.

Các họng cung cấp nước cứu hoả cần có đầy đủ áp lực và dung lượng cần thiết. Nước chữa cháy có thể không cần xử lý bơm vào bồn chứa. Lượng nước cần dự trữ cho trường hợp cần thiết phải đủ nước dập lửa  không phụ thuộc vào nguồn bổ xung.

HỆ THỐNG BƠM DẬP LỬA SẼ BAO GỒM CÁC ĐỘNG CƠ ĐIỆN, MỘT DIESEL, MỘT HOẶC NHIỀU BƠM JOCKEY CỠ NHỎ ĐỂ ĐẢM BẢO ÁP LỰC CHO HỆ THỐNG KHI MỘT TRONG CÁC LOẠI BƠM TRÊN KHÔNG HOẠT ĐỘNG.

2. Hệ thống thoát nạn cho người của công trình nhà văn hóa thể thao.

Đảm bảo hệ thống đường giao thông thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy bên ngoài nhà văn hoá.

ĐƯỜNG XÁ CÂY XANH SÂN VƯỜN

Đường nội bộ, sân bãi, cây xanh được quy hoạch nối tiếp vào mạng lưới đường sân có sẵn của thành phố nhắm tạo điều kiện giao thông đi lại thuận tiện cho khách và ô tô con trực tiếp đến các chân công trình - mặt đường bằng bê tông - sân vườn cây xanh cần được nghiên cứu thiết kế kỹ trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, nhằm tạo ra các mảnh cây xanh để lấy bóng mát, các tiêu cảnh kiến trúc, bể phun nước, các góc nghỉ ngơi, các vườn hoa, các chậu hoa cây cảnh để tạo ra không gian hài hoà và hấp dẫn. Các loại cây trồng cần được chọn lọc thích hợp và đa dạng đảm bảo yêu cầu bóng mát và vệ sinh môi trường.

Theo dõi
No images
Bình luận
Chưa có bình luận nào