Các liên kết quan hệ:
Chi tiết tài liệu

Đồ án tốt nghiệp thiết kế viện y học các bệnh lâm sàn nhiệt đới

No images
  • Thể loại:Tài liệu học tập
  • Đăng bởi:admin
  • Ngày đăng:30/07/2020 17:03:22
  • Ngày Sửa đổi:11/04/2024 01:21:58
  • Dung lượng:7,29 Mb
  • Download:2
  • Giá bán:20.000 đ
  • Kiểm duyệt:Đã phê duyệt
Báo cáo
Bạn chưa đăng nhập?
  • Mô tả
  • Thành viên

Đồ án tốt nghiệp thiết kế viện y học các bệnh lâm sàn nhiệt đới - bệnh viện Bạch Mai. Tài liệu đồ án tốt nghiệp bệnh viện rất chi tiết đầy đủ cho các bạn sinh viên chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tham khảo. Công trình bệnh viện này có quy mô 9 tầng, mặt bằng có hình dạng chữ I (|--|), kích thước mặt bằng là 44,1x33,3 m.

Đây là đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng, các phần chính trong đồ án tốt nghiệp này bao gồm như sau:

+ Phần thuyết minh: thuyết minh kiến trúc, kết cấu, thi công.

+ Phần bảng tính: các bảng tính tổ hợp nội lực, các bảng tính thép dầm cột sàn, bảng tính tiến độ.

+ Phần bản vẽ: các bản vẽ kiến trúc, kết cấu khung, kết cấu sàn, kết cấu cầu thang, kết cấu móng, sơ đồ tải trọng, thi công, tiến độ thi công.

-> Tài liệu là toàn bộ đồ án tốt nghiệp thiết kế bệnh viện của một sinh viên xây dựng, nên là các bạn có thể yên tâm tải về tham khảo. Bên trên chỉ là mình tóm lược nội dung tài liệu đồ án này thôi.

Ở nước ta, có lẽ các công trình bệnh viện sẽ theo xu hướng là các công trình nhà cao tầng. Vì vậy loại công trình này có thể sẽ có thêm nhiều bạn sinh viên chọn để làm đồ án tốt nghiệp cho mình. Việc thiết kế các công trình bệnh viện cao tầng giúp các bạn phát huy hết được những kiến thức đã học, do đó đây cũng là một lựa chọn tốt cho các bạn trong việc làm đồ án về các công trình dân dụng.

Xét về nhu cầu xây dựng bệnh viện ở nước ta thì có thể thấy là nó rất lớn. Chỉ xét đến số lượng các bệnh viện đã có, thì hầu hết các bệnh viện đó đều không đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân. Hơn thế nữa cở sở hạ tầng của những bệnh viện này cũng không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh. Do vậy ngoài việc phải xây dựng các bệnh viện mới thì cũng đòi hỏi phải cải tạo và nâng cấp các bệnh viện hiện đã có.

Từ công trình bệnh viện của đồ án này, chúng ta thấy các bệnh viện lớn còn có nhu cầu xây dựng các viện nghiên cứu hay trung tâm nghiên cứu y học riêng. Mà về điều này thì rất nhiều bệnh viện hiện còn thiếu và cần được xây dựng những công trình như thế.

Ngoài ra thì trong thực tiễn ở nước ta đã có những mô hình bệnh viện tư nhân hoạt động hiệu quả. Điều này có thể kéo theo xu hướng xây dựng các bệnh viện tư nhân mới. Các bệnh viện này có quy mô và chất lượng cũng không kém gì so với các bệnh viện công lập lớn. Từ đây chúng ta thấy rằng loại công trình này cần được quan tâm thiết kế. Việc các bạn làm đồ án về bệnh viện cũng là một điều nên làm.

Về công trình bệnh viện này:

- Tên công trình: VIỆN Y HỌC LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI

- Qui mô xây dựng: công trình xây dựng với 9 tầng hình khối chữ I

- Vị trí xây dựng: trong khuôn viện bệnh viện Bạch Mai

1 - Mục đích sử dụng:

- Với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung ngày càng cao và của ngành y học nói riêng. Công trình Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới được xây dựng với mục đích nghiên cứu về các căn bệnh nhiệt đới và khám chữa bệnh.

2 - Yêu cầu - Công năng: Đảm bảo yêu cầu sử dụng, tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra. Chọn hình thức và kích thước các phòng theo đặc điểm và yêu cầu sử dụng của chúng, sắp xếp và bố trí các phòng cho chặt chẽ, hợp lý. Bố trí thích nghi các phương tiện bên trong: Máy móc, dụng cụ, phòng vệ sinh, …

- Giải quyết hợp lý cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông khác.

- Tổ chức hợp lý cửa đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lý để khắc phục các ảnh hưởng không tốt của điều kiện khí hậu thiên nhiên như: cách nhiệt, thông thoáng, che nắng, che mưa, chống ồn, …

Các thiết kế công năng của bệnh viên này như sau:

- Diện tích khu đất: 3000 m2. Diện tích xây dựng: 1230 m2.

Công trình VIỆN Y HỌC LÂM SÀNG CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI có 9 tầng và ba cầu thang bộ cùng bốn buồng thang máy. Mặt bằng được tách ra làm ba khối tại trung tâm với hình khối chữ I hành lang giữa để liên kết hai khối nhà chặt chẽ với nhau về mặt giao thông cùng tính năng làm việc và mục đích sử dụng của công trình. Mặt đứng chính lấy theo hướng Đông Nam. Nhìn tổng thể công trình có hình dáng kiến trúc khá đẹp.

a. Tầng 1: Nhìn trên mặt bằng ta thấy công trình được thiết kế khá hợp lý phù hợp với mục đích và tính năng làm việc của Viện trước cửa vào chính của bệnh viện được bố trí hai phòng, phòng làm thủ tục nhập viện ở đầu của hai khối nhà để thuận tiện cho bệnh nhân khi vào nhập viện, cùng hai cầu thang máy ở hai đầu khối nhà với ba cầu thang bộ một được bố trí ở giữa dãy hành lang để tiện cho việc đi lại của bệnh nhân theo phương đứng, với các phòng, phòng y tá, phòng bác sỹ, kho thuốc, kho dụng cụ, diện tích còn lại để chống dùng làm chỗ để xe.  

b. Tầng điển hình của công trình 2 - 8:

Các phòng làm việc được bố trí mang tính đơn giản liên hệ với nhau bằng một hành lang. Sự sắp xếp các phòng là phù hợp và không ảnh hưởng tới nhau nhiều. 

Tầng 2 - 8 được bố trí:

- Hành lang đi giữa hai bên được bố trí các phòng, phòng tiêm được bố trí ở hai đầu khối nhà tiện cho việc đi lại của bệnh nhân khi tiêm, phòng y tá, phòng bác sỹ, phòng xét nghiệm, phòng trưởng khoa, phòng dụng cụ, phòng trực, cùng các phòng giường bệnh được xây dựng khép kín, đảm bảo vệ sinh, tiện cho bệnh nhân sinh hoạt khi nằm điều trị.

- Khu vệ sinh được bố trí dọc theo các trục (1-2), (3-4), (7-9), (10-11). Mỗi khu có diện tích phù hợp với số giường bệnh nhân điều trị, sinh hoạt không ảnh hưởng tới các phòng bệnh khác.

- Cầu thang được bố trí ở trục H-I và 5-6. 

- Hành lang được bố trí ở giữa theo phương dọc nhà. Có bề rộng 3,6 m.

c. Tầng 9 được bố trí:

- Các phòng làm việc gồm: phòng hội thảo, phòng tài liệu dụng cụ giảng dạy, phòng máy, phòng pho to, phòng chủ nhiệm bộ môn, phòng phó chủ nhiệm bộ môn, phòng y tá trưởng, phòng hành chính, phòng khoa lây, giảng đường với 160 chỗ ngồi, phòng viện trưởng, phòng viện phó, phòng chuyên gia, phòng nhân viên, phòng sinh viên khi về thực tập, …

- Hệ thống giao thông, nhà vệ sinh được bố trí như mặt bằng tầng 1.

d. Tầng mái.

- Gồm 2 lớp gạch lá nem lát so le nhau dày 30 cm, gạch BLOCK để chống nóng và được tạo dốc 2% để thoát nước mưa, lớp vữa lót dày 3 cm, cuối cùng là lớp BTCT dày 4 cm ở trên được lợp tôn AUTRANAM màu xanh xà gồ U120 a 1200.

Đối với giao thông theo phương ngang nhà thì áp dụng giải pháp hành lang liên phòng, đối với giao thông theo phương đứng thì dùng ba cầu thang bộ cùng bốn buồng thang máy. Giao thông trong một tầng từ phòng này sang phòng khác dùng một hành lang duy nhất ở trước các phòng. Giao thông giữa các tầng sử dụng ba cầu thang bộ, cùng bốn buồng thang máy được bố trí hợp lý để các khoảng cách từ từng phòng đến cầu thang là không quá xa. Ngoài chức năng về giao thông, hành lang và cầu thang còn giúp cho việc thông gió và lấy ánh sáng tự nhiên.

Theo dõi
No images
Bình luận
Chưa có bình luận nào