Các liên kết quan hệ:
Chi tiết tài liệu

Bản vẽ thiết kế biệt thự Tân cổ điển kích thước 14.8x17.8m

No images
  • Thể loại:Nhà biệt thự
  • Đăng bởi:thanhphamvc1
  • Ngày đăng:20/03/2021 21:00:56
  • Ngày Sửa đổi:09/03/2024 21:06:35
  • Dung lượng:9,57 Mb
  • Download:2
  • Giá bán:20.000 đ
  • Kiểm duyệt:Đã phê duyệt
Báo cáo
Bạn chưa đăng nhập?
  • Mô tả
  • Thành viên

Bản vẽ thiết kế biệt thự tân cổ điển được xây dựng trên khu đất kích thước 30x60 m, rất đẹp và chi tiết cho các bạn tham khảo. Căn nhà biệt thự này được thiết kế theo tiêu chuẩn của một mẫu biệt thự cao cấp, nó có thiết kế kiến trúc kiểu biệt thự pháp 3 tầng 4 mặt tiền. Nói một cách tóm lược thì đây là một bản vẽ biệt thự 3 tầng 1 tầng tum, 1 tầng hầm được thiết kế theo phong cách kiến trúc kiểu biệt thự pháp.

Tài liệu này là toàn bộ phần thiết kế kiến trúc của căn nhà biệt thự tân cổ điển 3 tầng này. Đối với kiểu nhà biệt thự này thì giá thuê thiết kế kiến trúc rất cao, thường thì chỉ những hộ gia đình khá giả mới có điều kiện để xây dựng những căn biệt thự kiểu như thế này.

Trong thiết kế các biệt thự kiểu pháp thì các bạn thường thấy các đặc điểm thiết kế kiến trúc như là các cột tròn phía trước mỗi cửa lối vào có phào và hoa văn trang trí, nếu là cửa sổ thì có thể là đắp giả cột tròn 2 bên cửa sổ. Đối với thiết kế cửa thì thường là các cửa gỗ cao được bo vòm tròn ở trên. Phần thiết kế mái thì thường là mái bê tông cốt thép dán ngói, mái thì được làm vát ở xung quanh và phần trên của mái được cắt bằng ở ngang chừng, xung quanh của mái có thể có đắp các ô cửa trang trí. Phần thiết kế mặt tiền thì là thiết kế 4 mặt tiền, mỗi mặt tiền thường có 1 sảnh cao được trang trí tỉ mỉ.

Nói chung thì thiết kế biệt thự kiểu pháp thì rất cầu kì và tỉ mỉ. Chi phí xây các căn nhà biệt thự kiểu pháp cũng rất tốn kém, thời gian thi công thì lâu. Nhưng giá trị mà nó mang lại là vẻ đẹp và sự tiện nghi, chính vì vậy cũng có nhiều các hộ gia đình có điều kiện kinh tế cũng sẵn sàng chấp nhận để xây dựng những căn nhà biệt thự loại này.

Trong thiết kế của căn nhà biệt thự này cũng có một điểm đáng nói là thiết kế tầng hầm của nó là thiết kế theo kiểu tôn nền tầng 1. Thiết kế tầng hầm theo kiểu này thì tầng hầm có chiều cao không lớn lắm, thường trong khoảng cao hơn đầu người 1 ít và nhỏ hơn 3 m. Kiểu thiết kế tầng hàm này có ưu điểm là đỡ tốn kém, nền tầng 1 được tôn cao nên nó phù hợp với những người thích nền nhà cao.

Cốt nền của công trình so với mặt đất tự nhiên là +1,9 m cho khu vực là vị trí phòng khách, các khu vực khác ở các vị trí xunh quanh là +2,6 m. Như vậy cốt nền của tầng 1 thay đổi theo các vị trí khác nhau. Việc thay đổi cao độ cốt nền này là do phần thiết kế tầng hầm ở bên dưới nó. Tại những vị trí nền mà bên dưới có thiết kế tầng hầm thì cốt nền phải được tôn cao hơn chút để đảm bảo cho phần thiết kế tầng hầm bên dưới.

Nói diễn giải cho các bạn hình dung được phần thiết kế nền và tầng hầm của căn nhà này thì cũng rất khó. Nhưng bản thân mình xem thì thấy phần thiết kế tầng hầm và cốt nền của căn nhà này rất hay. Nó vừa đỡ tốn kém, vừa không phải đào đất để làm tầng hầm, mà tầng hầm là theo cốt đất tự nhiên nhưng vẫn đảm bảo được nó là 1 tầng hầm trong khi không phải tôn nền tầng 1 quá cao. Mình biết có căn nhà thiết kế tầng hầm theo kiểu cốt nền tự nhiên, nhưng phải tôn nên lên cốt cao +3,0 m.

Thiết kế công năng của căn nhà biệt thự tân cổ điển 3 tầng này như sau:

- Tầng hầm: 1 phòng gara để xe ô tô, 1 phòng kho, 1 phòng cho người giúp việc, 1 ô dành cho thiết kế cầu thang đi xuống tầng hầm. Điểm khác biệt chính trong thiết kế tầng hầm của căn nhà biệt thự này có lẽ là phần thiết kế lối đi xuống tầng hầm. Lối đi xuống tầng hầm của nó được kết hợp với cầu thang của căn nhà này. Cầu thang có 1 vế làm nối đi xuống tầng hầm, 1 vế là lối đi lên tầng 1. Phần lối vào của gara xe ô tô là theo hướng khác, hướng này tầng hầm có cùng cốt cao với mặt đất tự nhiên nên có thể thiết kế cửa vào trực tiếp được.

- Tầng 1: 4 tiền sảnh lối vào tương ứng với 4 mặt tiền của căn nhà này, 1 đại sảnh bên trong hoành tráng được thiết kế kết hợp làm phòng khách luôn, 1 phòng khách phụ bên trong, 1 phòng dành cho tổ chức tiệc lớn, 1 phòng ăn gia đình, 1 phòng bếp thông trực tiếp với ăn gia đình, 1 phòng ngủ, khu vực còn lại dành cho đặt cầu thang và 2 nhà vệ sinh kiểu tắm sen ở hai bên cầu thang này.

- Tầng 2: 3 ban công, 3 phòng ngủ, 1 phòng làm việc, 1 phòng sinh hoạt chung, 1 phòng kho có đặt tủ quần áo, 2 phòng vệ sinh kiểu tắm bồn tròn, 1 phòng vệ sinh kiểu tắm bồn dài.

- Tầng 3 (tầng áp mái): 7 ban công nhỏ tương với 7 phần vòm tròn nhô ra mặt tiền để trang trí, 1 phòng karaoke, 1 phòng thờ, 2 phòng ngủ, 1 phòng học tập, 1 phòng vệ sinh kiểu tắm bồn tròn, 2 phòng vệ sinh kiểu tắm sen

- Tầng tum: nó chính là cái tum tròn ở chính giữa trên ảnh của tài liệu này. Nó không có thiết kế công năng gì ngoài việc đặt cầu thang đi lên tầng mái, vì mái được cắt bằng nên cần lối đi lên mái.

- Tầng mái: ở vị trí giữa là mái được cắt bằng, xunh quanh là các mái vòm trang trí tạo kiến trúc.

Các bản vẽ có trong tài liệu nhà biệt thự kiểu pháp 3 tầng này bao gồm như sau:

- Bản vẽ mặt bằng kiến trúc tổng thể.

- Các bản vẽ thiết kế kiến trúc chính của căn nhà biệt thự 3 tầng kiểu pháp này: mặt bằng tầng hầm, mặt bằng các tầng lầu, mặt bằng mái, mặt đứng các trục, bản vẽ các mặt cắt điển hình.

- Các bản vẽ triển khai chi tiết cấu tạo kiến trúc: chi tiết các mặt đứng trích riêng, chi tiết sảnh, chi tiết vệ sinh, chi tiết cửa gỗ, chi tiết cột, chi tiết hoa văn đầu cột, chi tiết các vòm mái trang trí, chi tiết các cửa sổ mái, chi tiết hoa văn lan can sắt tại các ban công, chi tiết các phào chỉ và hoa văn trang trí, ... Các phần vẽ triển khai chi tiết kiến trúc rất đầy đủ và chi tiết nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm, tất cả các hoa văn và vòm mái đều được triển khai vẽ chi tiết.

Lời Kết về biệt thự pháp 3 tầng:

Nếu nói về thiết kế biệt thự kiểu pháp thì có lẽ mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng kiểu pháp là phù hợp với các gia đình ở Việt Nam nhất. Vì rằng đối với các biệt thự kiểu pháp thì phải từ 3 tầng trở lên mới đẹp được, trong khi chi phí xây dựng những nhà căn biệt thự này rất tốn kém.

Mẫu biệt thự pháp 3 tầng vừa đáp ứng được kiến trúc pháp, vừa đáp ứng được cho phần thiết kế công năng sử dụng phù hợp cho đại đa số các gia đình ở Việt Nam. Về chi phí xây dựng thì các hộ gia đình khá giả ở Việt Nam có thể đáp ứng được cho việc xây dựng 1 căn nhà biệt thự 3 tầng kiểu pháp.

Theo dõi
No images
  • Thành viên:thanhphamvc1
  • Ngày đăng ký:28/11/2017 20:34:42
  • Số tài liệu:29
  • Số bài viết:0
  • Số tài liệu download:21
  • Tài khoản:590.000 đ
Bình luận
Chưa có bình luận nào